Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
BS Phan Xuân Trung: Không thể làm phúc với cái bụng rỗng
(10:28:50 AM 20/02/2012)
Biến bác sĩ thành những kẻ ăn cắp
Tiêu cực trong y tế là nguồn đề tài vô tận cho báo chí khai thác. Rất dễ tìm nguồn tài liệu vì nó xảy ra ở khắp nơi, rất dễ gây xúc động lòng người vì nó liên quan đến những điều thương tâm, bệnh tật, nghèo nàn, y đức. Rất giật gân vì có những lời xảo ngôn biến bác sĩ thành những kẻ "ăn cắp", dù là ăn cắp thời gian!
Dư luận đang xôn xao với việc các bệnh viện tổ chức cho bác sĩ sử dụng giờ công để thu tiền?
Theo cách nói của báo chí thì các bác sĩ đang từ tầng lớp trí thức đáng kính trở thành những kẻ cắp và lại là những kẻ cắp có tổ chức! Mọi người cần nhìn vấn đề một cách bao quát, nhiều khía cạnh để tiếp cận thật sát vấn đề.
Những gì báo chí viết chỉ là hiện tượng, còn nguyên nhân sâu xa thì không nói đến.
Theo bác sĩ, đâu là nguyên nhân thật sự, do quản lý lỏng lẻo hay là y đức ?
Ngành y có hàng tá những quy định, quy ước, quy tắc về hoạt động y tế. Y đức của bác sĩ chẳng có vấn đề mà ở đây là sự tự điều chỉnh của xã hội, về khái niệm công bằng.
Nếu cung đáp ứng đủ cầu thì các bệnh nhân sẽ được chăm sóc như nhau với chi phí như nhau. Khi mà cung cầu chênh lệch, thì sẽ không còn kiểu cào bằng đó nữa mà chuyển sang một dạng công bằng khác: Ai trả nhiều tiền hơn thì được dịch vụ tốt hơn. Điều này kích thích xã hội phát triển, kích thích người ta lao động, làm ra tiền để được hưởng dịch vụ tốt hơn.
Đây là bản chất của kinh tế thị trường. Vấn đề tréo ngoe ở chỗ "tính thị trường" lại xảy ra trong môi trường bệnh viện công, nơi mà tính phục vụ đứng hàng đầu.
Dịch vụ trong bệnh viện công là tất nhiên
Tôi đồng ý với câu trả lời của vị giám đốc đó. Ông ấy có trách nhiệm quản lý một đội ngũ y bác sĩ. Ông ấy có trách nhiệm bảo đảm sao cho những thầy thuốc có đủ sức và đủ hăng hái hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nếu vị giám đốc đó không ủng hộ mổ dịch vụ để nuôi sống các y bác sĩ, những người điều dưỡng, những y công, những người làm công tác hành chính... thì bệnh viện đó sẽ không thể tồn tại.
Thà rằng có một dịch vụ như vậy, để bệnh nhân trả tiền sòng phẳng, để bác sĩ nhận được tiền đúng công sức của mình, còn hơn là miệng nói y đức mà tay thì lén lút nhận phong bì.
Cũng có ý kiến cho rằng do nhân viên ngành y chưa được trả lương tương xứng để họ đủ sống nên phải làm việc này?
Chuyện thu nhập của bác sĩ ở Việt Nam là một câu chuyện buồn cười và đáng để... cười buồn.
Ngày nay, hầu như tất cả các ngành nghề đều đi theo cơ chế thị trường, tuân thủ đúng quy luật cung cầu thì ngành y vẫn còn là một điển hình của cơ chế bao cấp.
Người thầy thuốc ở bệnh viện công phải đáp ứng nhu cầu sức khoẻ xã hội ở mức cao nhất, nhưng lại nhận thù lao thấp nhất!
Để tồn tại trong bệnh viện, để tiếp tục phục vụ sức khoẻ xã hội, các bác sĩ làm ngoài giờ, làm tăng ca, mổ dịch vụ để tăng thêm thu nhập bằng chính công sức của mình có gì sai.
Thầy thuốc là người chữa bệnh và sống nhờ nghề chữa bệnh. Thầy thuốc không phải là nhà từ thiện và cũng được dạy về lòng trắc ẩn từ khi còn sinh viên, nhưng không phải dùng để giải quyết cái nghèo của xã hội. Người thầy thuốc không thể làm phúc với cái bụng rỗng và hai bàn tay không.
Nhưng có người cho rằng không thể vin vào lý do "tự cứu" mình mà các bệnh viện cho mình cái quyền làm biến tướng dịch vụ y tế, làm xấu hình ảnh của thầy thuốc?
Mấu chốt vấn đề ở chỗ mức ngân sách đầu tư cho hoạt động bệnh viện công hiện nay không thể đáp ứng được nhu cầu hoạt động chuyên môn và quản lý của đội ngũ thầy thuốc. Chỉ vì Nhà nước ôm hết chuyện khám chữa bệnh về mình, về bệnh viện công. Đến khi bầu sữa ngân sách cạn kiệt, không đáp ứng được nữa thì mới phát sinh ra những chuyện này chuyện nọ.
Lãnh đạo các bệnh viện sung sướng gì khi phải nghĩ cách này, cách khác để kiếm tiền nuôi quân và cái "ý nghĩa của bệnh viện công" tự nhiên biến mất.
Hiện vừa là bác sĩ chính của Trung tâm Y khoa Medic lại vừa điều hành công ty riêng của mình, bác sĩ có kinh nghiệm gì?
Nghề của tôi là làm dịch vụ chữa bệnh để kiếm sống, tôi hạnh phúc vì có cơ hội chữa bệnh cho nhiều người.
Chuyện phục vụ và kiếm sống đan xen lẫn nhau, như nhau, không thể tách rời. Tôi tận tâm phục vụ bệnh nhân dù là trực tiếp khám bệnh ở Medic hay gián tiếp qua phần mềm quản lý bệnh viện của công ty tôi.
Khi mình tận tâm với công việc, mang lại lợi ích cho người khác thì ắt nhiên mình sẽ được đền bù xứng đáng.
Tôi sẽ rất tự hào nếu tôi giàu có, bởi vì đó chính là thước đo về năng lực phục vụ xã hội của tôi. Riêng tôi có một ước mơ sẽ có những nơi gọi là "Nhà thương" chứ không phải là "Bệnh viện". Ở đó, người nghèo được chữa bệnh miễn phí và bác sĩ không cần phải nghĩ đến chuyện tiền bạc.
Người ta nói nhiều về y đức, quan niệm của bác sĩ thế nào?
Bất cứ ngành nghề nào cũng có đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp ngành y là: Không làm hại bệnh nhân, không tiết lộ bí mật, không đưa thuốc độc cho người bệnh, chăm sóc bệnh nhân bằng tất cả kiến thức và khả năng của mình...
Việc làm thêm để tăng thu nhập của bác sĩ thì cũng như nghề khác, họ phải tích cực làm việc để nuôi thân và phụng sự xã hội.
Cảm ơn ông!
Đồng nghiệp gọi Phan Xuân Trung là "Bác sĩ điện toán". Một mình quản trị 5 trang web y tế trong đó nổi tiếng là ykhoa.net. Ngoài làm việc tại Medic - Hòa Hảo, anh còn trực tiếp điều hành Công ty Phát triển Điện toán Y khoa Hoàng Trung. Anh còn là một họa sĩ vẽ biếm được bạn đọc cả nước yêu thích.
Ý kiến bạn đọc về: BS Phan Xuân Trung: Không thể làm phúc với cái bụng rỗng
-
Bùi Thị Nhiển (09:10:12 AM 13/01/2014)Hỏi về nơi Khám bệnh hiệu quả nhất
"Khi ngạt mũi, ta thở khó khăn và có tiếng kêu; nếu bịt một bên mũi, ta sẽ ngạt và phải thở bằng miệng. Người bị ngạt mũi ban đêm hay ngáy và sáng dậy họng bị khô, có cảm giác vướng họng, thường xuyên phải đằng hắng. Khi thở bằng miệng, không khí đi vào không được lọc sạch và sưởi ấm nên dễ gây viêm họng, viêm thanh quản, phế quản... Bệnh nhân không phát âm được những chữ m, n và nói giọng mũi kín" + Hay hắc xì nhiều cái liên tục. Đây là hiện tượng của em, mong bác sỉ giúp em nên đến đâu để điều trị tốt nhất a, Em là sinh viên mới ra truong - 26 tuổi
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.