»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:25:29 AM (GMT+7)

“Bộ trưởng nói biển miền Trung an toàn nhưng chỉ ở mức độ nhất định”

(22:50:11 PM 16/11/2016)
(Tin Môi Trường) - “Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường nói biển miền Trung an toàn nhưng là ở mức độ nào vì hoá chất thải ra vậy rõ ràng không thể một sớm một chiều khắc phục được ngay” - Phó Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Hồng Tịnh nhận xét về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Trần Hồng Hà.

- Là người trực tiếp theo dõi với tư cách cơ quan giám sát về lĩnh vực tài nguyên – môi trường, ông đánh giá thế nào về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Trần Hồng Hà trước Quốc hội?

 

“Bộ[-]trưởng[-]nói[-]biển[-]miền[-]Trung[-]an[-]toàn[-]nhưng[-]chỉ[-]ở[-]mức[-]độ[-]nhất[-]định”
Phó Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ & Môi trường của Quốc hội Lê Hồng Tịnh.
 
- Bộ trưởng TN-MT đã thể hiện trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý của mình, nhận trách nhiệm và có hứa hẹn quyết sách rất mạnh trong vấn đề môi trường và xử lý cán bộ. Thực tế, lực lượng kiểm soát môi trường có rất nhiều, từ thanh tra đến cảnh sát môi trường, ở cả cấp TƯ và địa phương… nhưng các sự cố môi trường vẫn xảy ra chứng tỏ khâu cán bộ còn yếu trong vấn đề kiểm soát.
 
Bộ trưởng cũng hứa quan tâm, chấn chỉnh vấn đề trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, để không có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý này.
 
- Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận nhiều chất vấn về các dự án nguy hại với môi trường cho thấy sức nóng của vấn đề này với dư luận. Công tác trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi trường, ông cảm nhận được sức “nóng” ở đây?
 
- Liên quan đến một số dự án có thông tin phản ánh việc đánh giá tác động môi trường được làm đúng quy trình, báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đều được phê duyệt nhưng sau đó, các sự cố vẫn cứ xảy ra. Việc này, trước hết là do đánh giá tác động môi trường được xây dựng không thực chất, sau đó là do đạo đức kinh doanh có vấn đề. Không xây dựng được đạo đức kinh doanh tốt thì khó mà được kiểm soát tốt mọi việc được. Không cơ quan bộ ngành nào quản lý được hết, nếu cơ sở kinh doanh cố tình “lắt léo”. Vấn đề này tôi cho rằng phải xử lý thật mạnh.
 
- Vấn đề kiểm soát đặt ra trong Luật Môi trường là thiên về hậu kiểm trong khi một số dự án có khả năng gây ảnh hưởng môi trường, tác động lớn đến môi trường thì quy trình phải có 2 bước để phòng chống. Bước đầu tiên là đánh giá tác động sơ bộ để xem vấn đề đảm bảo môi trường có được đầu tư hay không thì hãy chấp nhận cho làm, nếu không để dự án triển khai rồi mà sau đó phải bỏ đi thì tốn kém, lãng phí cho xã hội. Tức là với mỗi dự án, ngay từ đầu việc lựa chọn đã phải có trọng tâm trọng điểm.
 
- Nhiều đại biểu trực tiếp chất vấn liên quan đến sự cố Formosa chưa cảm thấy hài lòng, thỏa đáng với giải đáp của vị tư lệnh ngành. Ông có chia sẻ với các đại biểu về việc này?
 
- Formosa đúng là một thảm hoạ về môi trường đối với Việt Nam mà từ trước đến giờ chưa từng có. Việc trả lời, vì Bộ trưởng mới nhận nhiệm vụ trong một giai đoạn ngắn, cũng chưa thể bao quát hết được.
 
Với trách nhiệm Bộ trưởng, ông Trần Hồng Hà đã nhận như thế, tôi cho là cũng thoả đáng trong tình hình hiện nay. Còn Bộ trưởng nêu một số ý kiến, tôi cũng cho là trách nhiệm đặt ra chưa được rõ. Sự việc xảy ra ở địa phương, cơ quan quản lý địa bàn cũng phải chịu trách nhiệm. Nhưng thế thì mới xác định trách nhiệm tập thể, chưa rõ trách nhiệm cá nhân mà không rõ được trách nhiệm thì khó có thể khắc phục được.
 
- Một lần nữa, trước Quốc hội, trước cử tri và người dân cả nước, Bộ trưởng TN-MT khẳng định môi trường biển miền Trung đã an toàn. Tuy nhiên, khẳng định đó đã đủ sức thuyết phục khi vẫn có những khuyến cáo được đưa ra về danh mục những loại hải sản tầng đáy chưa thể khai thác, sử dụng được?
 
- Theo tôi, nói an toàn là ở mức độ nào thôi còn chưa thể khẳng định biển an toàn như trước khi xảy ra sự cố vì việc khắc phục, khôi phục cần thời gian rất dài, không thể một chốc một lát là qua được. Chất thải độc thải vừa qua đã làm ảnh hưởng toàn diện đến môi trường sinh thái, tới hệ san hô dưới đáy biển. Hoá chất thải ra vậy rõ ràng không thể một sớm một chiều khắc phục được ngay.
 
Lưu ý nhiều với Chính phủ về dự án thép Cà Ná
 
- Sự cố ô nhiễm từ nhà máy luyện thép ở Formosa còn chưa khắc phục xong thì giờ lại có dự án thép khủng xây dựng ven biển (ở Cà Ná, Ninh Thuận). Dư luận vẫn “phấp phỏng” lo về dự án này, thưa ông?
 
- Thêm dự án này là do trước đây đã có quy hoạch, dự án của Vinashin nhưng sau đó Vinashin thôi nên dự án đã được đưa ra khỏi quy hoạch. Rồi sau đó, Tôn Hoa Sen nêu nguyện vọng muốn làm.
 
Dự án này nặng về thép chế tạo mà theo sản lượng tính toán, người đầu tư đã cam kết xuất khẩu 80-90% ra nước ngoài, không bán cho trong nước. Còn trong nước, hiện thép xây dựng rất nhiều nhưng thép cho công nghiệp chế tạo, thép tấm… lại rất thiếu, phải nhập rất nhiều từ các nước, nhất là Trung Quốc…
 
Tôn Hoa Sen là doanh nghiệp trong nước, chủ trương của Bộ Công Thương là muốn tăng cường sản xuất trong nước, vừa thu được ngân sách vừa tạo công ăn việc làm mà lại chủ động được nguyên liệu sản xuất.
 
- Là cơ quan sẽ trực tiếp tham gia, giám sát trong quá trình thực hiện dự án rất nhạy cảm này, UB Khoa học, Công nghệ & Môi trường có lưu ý đối với thép Cà Ná, thưa ông?
 
- Thép Cà Ná phải được nghiên cứu kỹ. Tôi quan tâm nhất là vấn đề công nghệ, phải chọn công nghệ làm sao bảo đảm môi trường, tránh vấn đề xảy ra như Formosa. Thực tế các nhà máy thép trên thế giới đều phải làm gần nguồn nước, gần cảng để đảm bảo khả năng vận chuyển lớn. Tuy nhiên, những “nguy cơ” đó, thế giới khắc phục được thì chúng ta cũng sẽ khắc phục được, vấn đề là kiểm soát công nghệ đưa vào được. Tới đây sửa luật công nghệ chúng tôi sẽ đưa vào quy định để tránh việc nhập khẩu công nghệ lạc hậu vào biến Việt Nam thành bãi rác. Nếu không ngăn chặn được thì việc này sẽ là một hiểm hoạ.
 
Vậy nên Uỷ ban Khoa học, công nghệ rất quan tâm dự án Cà Ná này và có những cảnh báo trước với cơ quan quản lý nhà nước. Việc xác định tính cần thiết của dự án do Chính phủ cân đối, nếu quy hoạch dài hạn thấy cần thiết đầu tư dự án thì việc triển khai phụ thuộc tính khả thi dự án, lựa chọn công nghệ… Tỉnh Bình Thuận là vùng khô hạn thiếu nước, sản xuất thép thì tốn nước nhiều và cũng rất tốn điện, năng lượng. Đây cũng là một vấn đề chúng tôi lưu ý nhiều với Chính phủ.
 
- Xin cảm ơn ông!
(Theo Dân Trí)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Bộ trưởng nói biển miền Trung an toàn nhưng chỉ ở mức độ nhất định”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI