»

Thứ tư, 06/11/2024, 06:42:30 AM (GMT+7)

Biển không phải là bãi rác

(17:13:08 PM 24/07/2017)
(Tin Môi Trường) - Những người yêu biển chưa nguôi nỗi đau mang tên Formosa nay lại được bồi thêm nhát chém mang tên Vĩnh Tân ở Tuy Phong, Bình Thuận.

Dư luận chưa kịp mừng vì Thủ tướng của chính phủ kiến tạo đã dũng cảm ra lệnh dừng dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận, lại đang sốt vó vì nhiệt điện than Vĩnh Tân được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép đổ 1,5 triệu mét khối bùn thải xuống biển Tuy Phong, gần khu bảo tồn sinh vật biển Hòn Cau.

 

Biển[-]không[-]phải[-]là[-]bãi[-]rác
 
Từ bao đời nay, biển là một phần không thể tách rời của cuộc sống nhân loại. Biển Việt Nam cũng vậy. Đó là nguồn sống của hàng chục triệu ngư dân, gắn liền đời sống của cả đất nước. Chiều dài bờ biển Việt Nam là 3.260 km, xếp thứ 32 trên tổng số 156 nước có bờ biển. Độ dài bờ biển chỉ dạng trung bình, bù lại Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp, thừa sức sánh vai cùng thế giới. Từ khi đổi mới, du lịch Việt Nam phát triển và đi lên từ biển. Cho đến hôm nay, du lịch Việt Nam chủ đạo vẫn là biển.
 
Vì nhiều lý do, nhất là vì nghèo đói, biển Việt Nam bị bạc đãi. Bao đời nay, biển là bãi chứa rác thải của tàu thuyền và cư dân ven bờ, âm thầm mà nhức nhối, từ năm này qua năm khác. Biển quá mênh mông vì “trái đất 3/4 nước mắt” (Xuân Diệu) vẫn cam tâm chịu đựng, dù thỉnh thoảng bị “nhức đầu, sổ mũi, cảm lạnh”. Gần đây, biển đau đớn và bệnh tình trở nặng vì chất thải công nghiệp thi nhau đổ xuống biển. Không chỉ rác thải thông thường dễ phân hủy mà toàn hóa chất độc hại, hủy diệt môi trường.
 
Đỉnh điểm là Formosa làm biển Hà Tĩnh và Bắc Trung bộ chết lâm sàng. Biển chết, các sinh vật biển, nguồn sống của con người bị diệt chủng kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường. Oái ăm thay, “Formosa” vốn có nghĩa là “xinh đẹp” lại trở thành biểu tượng của sự chết chóc. Formosa ở Đài Loan gây ô nhiễm tại Đài Trung, buộc phải bồi thường mỗi tháng 650 USD/người cho hàng chục ngàn dân vùng ô nhiễm, vẫn không từ bỏ tham vọng mở rộng đế chế luyện thép vì những món lợi kếch xù. Không thể bành trướng xuống Cao Hùng như dự kiến vì người Đài Loan kịch liệt phản đối, Formosa thò vòi bạch tuộc vào Hà Tĩnh, Việt Nam.
 
Biển Hà Tĩnh và vùng phụ cận sau hơn một năm chết lâm sàng, đã hồi sinh, theo công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khách đã bắt đầu trở lại nhưng còn lâu mới được như trước khi có Formosa. Đa phần là khách địa phương, khách bình dân; còn khách du lịch đúng nghĩa, khách Tây vẫn biệt tăm. Họ nghi ngờ những người đã cho phép Formosa xả thải vì cho là không độc hại hoặc biết là độc hại nhưng vẫn nhắm mắt đồng ý vì tư lợi. Tại sao không mời cơ quan độc lập về môi trường quốc tế công bố để đảm bảo khách quan và chính xác? Tôi vừa đi tour “Ngao du Nghệ - Tĩnh - Bình” về. Biển vắng, không khách nào dám ăn hải sản.
 
Những người yêu biển chưa nguôi nỗi đau mang tên Formosa nay lại được bồi thêm nhát chém mang tên Vĩnh Tân ở Tuy Phong, Bình Thuận. Dư luận chưa kịp mừng vì Thủ tướng của chính phủ kiến tạo đã dũng cảm ra lệnh dừng dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận lại đang sốt vó vì nhiệt điện than Vĩnh Tân được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép đổ 1,5 triệu mét khối bùn thải xuống biển Tuy Phong, gần khu bảo tồn sinh vật biển Hòn Cau. Lại còn chống chế và ngụy biện bằng mỹ từ “vật chất” chứ không phải là bùn thải. Nếu dùng được, không ai ngu gì đổ bỏ. Số bùn thải này, nếu vô hại, có thể làm thêm được mấy đảo nổi ở Trường Sa. Hòn Cau, còn gọi là Cù Lao Câu, cách bờ 10 km, là một trong 16 khu bảo tồn sinh vật biển của Việt Nam. Đây là đảo không có người ở và có thể bắt cá bằng tay với dụng cụ thô sơ, một trong những vùng biển đẹp nhất của Việt Nam.
 
Nên nhớ, mới Vĩnh Tân 1 và chỉ giai đoạn đầu đã đổ 1,5 triệu mét khối bùn thải xuống biển. Không chỉ hủy diệt môi trường mà còn thay đổi hệ sinh thái và hải lộ vận chuyển xuyên Việt. Vĩnh Tân có 4 nhà máy 1, 2, 3, 4 thì 3/4 nhà máy do Trung Quốc làm tổng thầu và chủ đầu tư 1 nhà máy. Trước đây, dù chưa vận hành, Vĩnh Tân đã bị ngư dân Tuy Phong nhiều lần phản đối vì bụi xỉ làm ô nhiễm môi trường sống. Số bùn thải này đổ lên bờ đã khủng khiếp và không thể xử lý, nỡ nào đổ xuống biển. Biển đang giãy chết còn lòng dân đang dậy sóng. Thay cho nhiệt điện than, sao không làm điện gió hoặc điện mặt trời vốn là thế mạnh của vùng đất thiếu nước ngọt, thừa nắng và dư gió này?
 
Có cảm giác Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan gác cửa môi trường sống của Việt Nam đang làm ngược với chức năng của mình. Các mức kỷ luật của Bộ trong vụ Formosa vẫn chưa đủ sức cảnh báo và răn đe những hành vi tương tự. Là người dân Bình Thuận, đồng thời là người đưa khách du lịch đầu tiên ra Hòn Cau từ năm 1997 và đặt tên cho bãi tắm đẹp nhất trên đảo là bãi Mê Ly, tôi khẩn thiết kính đề nghị Thủ tướng cho dừng ngay các dự án nhiệt điện than Vĩnh Tân. Tôi cũng kêu gọi các nhà khoa học chân chính và những ai yêu biển cùng nhau góp tiếng nói để chặn đứng những dự án hủy diệt môi trường. Thiệt hại về tiền bạc còn có thể bù đắp nhưng về môi trường sống thì không thể. Không chỉ để cứu du lịch Bình Thuận và Ninh Thuận mà còn cứu hàng chục vạn ngư dân vùng giáp ranh 2 tỉnh. Muộn vẫn còn hơn không. Quan trọng hơn là có thể sửa chữa sai lầm.
 
Biển không phải là bãi rác mà muốn đổ thứ gì xuống cũng được. Rác cũng tùy loại, có khu vực riêng và phải được kiểm soát nghiêm ngặt.
 
Nguyễn Văn Mỹ (Ủy viên BCH Hiệp hội Lữ hành Việt Nam)
(Theo Một Thế giới)
Từ khóa liên quan: Biển, không phải, bãi rác
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Biển không phải là bãi rác

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI