Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Bauxite Tây Nguyên: Chưa nên bàn ngay vì...
(07:58:51 AM 16/05/2014)Đó là nhận định của TS Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XII.
TS Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XII
PV: -UB Thường vụ QH sẽ nghe báo cáo chuyên đề Hiệu quả tổng thể về kinh tế, xã hội gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng của hai dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ để chuẩn bị cho kỳ họp QH sắp tới. Là chuyên gia về vấn đề này, liệu ông có thể tóm lược những điểm căn bản nhất về hai dự án trên tính tới thời điểm hiện tại?
TS. Đinh Xuân Thảo: - Bây giờ phải cụ thể xem họ báo cáo như thế nào thì mới biết cụ thể được đã làm được gì.
Năm 2013, theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ công thương trong tính toán có thể một vài năm đầu sẽ bị lỗ nhưng về lâu dài sẽ đạt được mức cân bằng sau đó có lãi.
Vì đây là dự án lâu dài chứ không phải một vài năm. Giai đoạn đầu còn liên quan đến mức đầu tư, vấn đề giá cả thị trường... nên có thể có những khó khăn.
Nhưng tính về mặt lâu dài, tính theo thực tế thì phải xem kết quả giữa đầu tư, sản lượng thu được và giá thành. Phải cân đối tính toán lại cho cụ thể, chứ bây giờ cứ tính cua trong lỗ thì rất khó...
PV: - Theo ông, với những rủi ro lớn về tài chính, dù Vinacomin đã xin đủ loại ưu đãi cho bauxite, đã đến lúc phải ngồi lại, đánh giá hiệu quả của hai dự án bauxite để đưa ra quyết định chưa? Thời điểm này đã phù hợp chưa và vì sao?
TS. Đinh Xuân Thảo: - Để có thể đưa ra quyết định theo tôi phải cần thời gian, tất cả các vấn đề này, cách đây 5 năm chỉ là trên giấy tờ, nhưng hiện nay đã đưa ra được cụ thể. Việc đưa ra các quyết định đã hoàn toàn có đủ cơ sở.Vấn đề là chúng ta sẽ tính như thế nào, quyết ra sao?
Năm 2013, chúng ta cũng đã bàn bạc đi đến thống nhất, là phải làm sao cho có hiệu quả đối với hai dự án này. Qua 2 năm, tôi thấy vẫn chưa có kết quả gì nổi cộm đặc biệt để xem xét.
Còn hiện tại, ngay lúc này, tôi thấy nhiều việc để bàn hơn, như thủy điện dẫn đến lũ lụt việc đó là cần phải làm, chứ hai dự án bauxite, thiết nghĩ chưa phải lúc. Bởi vì, trước đây vấn đề này đã đã bàn rất nhiều, còn bây giờ tình hình biển Đông liên quan đến TQ, đưa ra không khéo nó làm phức tạp thêm tình hình căng thẳng, chứ không dịu đi.
Hiện nay, trong dự án này TQ là chủ đầu tư, nếu tại cuộc họp này đưa ra là không có lợi, nhất là thế lực có ý kiến trái ngược ở bên trong cũng như bên ngoài, họ sẽ lợi dụng tình hình. Cũng như việc công nhân Việt đập phá nhà máy TQ vừa qua, thì nó sẽ thành vấn đề phức tạp.
Cho đến nay hai dự án này vẫn lỗ
PV:- Việc có một báo cáo chuyên đề về bauxite tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, liệu có phải là dấu hiệu vấn đề bauxite sẽ được đưa vào tầm ngắm của Quốc hội lần này? Cùng với những chuyến giám sát hiệu quả thời gian vừa qua, ông có tin rằng, Quốc hội sẽ đưa ra quyết sách sáng suốt cho hai dự án bauxite này?
TS. Đinh Xuân Thảo: - Bởi vì hiện nay mới triển khai nên chưa thể có việc giám sát hiệu quả hay không hiệu quả.
Bây giờ cứ nghĩ đơn giản, xây dựng một cái nhà hàng thì phải xác định đầu tư khoảng 100 triệu, nếu xác định sử dụng 1 – 2 năm nó khác với 10 năm, 20 năm thì phải khác nữa.
Hai dự án này, thực tiễn có 3 giai đoạn, giờ mới chỉ giai đoạn đầu, còn 2 giai đoạn tiếp theo làm hay dừng lại thì phải căn cứ hiệu quả hoạt động, chứ còn cái đang thực hiện, triển khai, vẫn phải tiến hành, thay đổi giữa chừng cũng khó.
Bởi dự án kinh tế - kỹ thuật nào cũng phải có tầm chiến lược lâu dài, đối với hai dự án này các nhà kinh tế cũng có tính toán, đúng là hiện tại chưa có lãi.
Theo chương trình gửi cho ĐBQH để tham gia ý kiến thì không có nội dung về hai dự án bauxite. Bởi vì chỉ có báo cáo, nhưng đó chỉ là tài liệu đọc để biết, chứ không phải xem xét ra nghị quyết.
PV:- Nếu được đề xuất tư vấn góp ý cho Quốc hội, theo ông, phương án nào tốt nhất để hài hóa vấn đề kinh tế xã hội gắn với an ninh quốc phòng của hai dự án bauxite trên?
TS. Đinh Xuân Thảo: - Cái này cũng đã được đặt ra ngay từ đầu, từ những ngày triển khai, QH cũng đã có ý kiến, CP cũng có báo cáo rất rõ, tất nhiên, mọi dự án lớn, dự án tầm quốc gia chúng ta phải hài hòa tất cả, cả lợi ích kinh tế xã hội, lẫn an ninh quốc phòng, mọi thứ phải đưa lên bàn xem xét cả.
Dĩ nhiên về mặt kinh tế phải có lợi, nhưng kinh tế với đối nội, đối ngoại cũng phải hài hòa, để đạt được mục đích mà phải hi sinh cái khác cũng không được. Việc đó phải có điều chỉnh, lúc đầu dự án bauxite này cũng để cho nhà đầu tư nước ngoài với tư cách chủ đầu tư, sau này thấy vấn đề an ninh quốc phòng không đảm bảo, nên chuyển sang thành cơ quan chủ trì thực hiện cũng như nhà đầu tư cho Tổng công ty than khoáng sản VN.
Còn về mặt XH, thì thu hút người lao động như thế nào, VN mình nhập bao nhiêu, đường sắt không làm, đường bộ đi nhiều thì hỏng...sử dụng những cái đó phải xem xét, đánh giá lại tất cả.
Tất nhiên trong tình hình hiện nay, liên quan đến TQ thì phải có điều chỉnh nói chung, nhưng không thể quá kích động, như một số nhà máy có người TQ là không ổn.
Dù gì mục đích vấn đề an ninh, chủ quyền vẫn là quan trọng nhất, cao nhất, phải đặt lên hàng đầu. Chấp nhận thua thiệt về KTXH nhưng đảm bảo được vấn đề chủ quyền, an ninh thì vẫn phải ưu tiên, nên cần phải có giải pháp tổng thể toàn diện.
Tôi nói cụ thể, về kinh tế nếu mất khoảng 1 tỷ USD, sau này có thể làm lại được nhiều hơn, nhưng nếu anh bị mất chủ quyền, dù chỉ là 1 cái đảo nhỏ thì cũng khó có thể lấy lại được, thiệt hại lớn hơn nhiều so với kinh tế...đó là vấn đề số 1 cần quan tâm, cân nhắc kỹ.
Cho nên thực ra trong làm ăn kinh tế với nước ngoài, chọn lựa đối tác cũng có cân đối, tính toán chung mọi phương diện, trong tình hình hiện nay. Cũng như kêu gọi nước ngoài đầu tư, với giá thầu đắt hơn nhiều so với 1 nước trả giá thầu cao hơn nhưng năng lực quốc phòng lại kém, dĩ nhiên họ sẽ chọn người có quốc phòng mạnh hơn. Nên lúc này phải tỉnh táo không nên làm cho mọi chuyện căng thẳng hơn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.