Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Bất động sản né ‘tháng cô hồn’
(17:30:04 PM 14/08/2011)Đã thành lệ, hằng năm, tháng 7 âm lịch được coi là tháng "cô hồn" của giới kinh doanh bất động sản, ngay cả khi thị trường nóng hừng hực như những năm 2006 - 2007, giao dịch ít nhiều vẫn bị ảnh hưởng. Hiện nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng tung dự án hoặc tung trước để "né" tháng 7 âm lịch, tranh thủ làm marketing, chăm sóc khách hàng, đi ngoại giao... để mong bước qua tháng 8.
Ông Nguyễn Vĩnh Minh Thành, Tổng giám đốc Công ty CP An cư lạc nghiệp, cho biết, lúc này, công ty chủ yếu đưa khách hàng đi tham quan dự án, sau tháng 7 âm lịch mới chính thức mở bán. "Đây là thời điểm để làm thị trường, tìm và chăm sóc khách hàng.
Trong thời gian này, nhân viên bán hàng sẽ tư vấn cho khách hàng thông tin về dự án, để khách hàng tính toán, bước qua tháng 8 sẽ là thời điểm để gút lại lượng khách hàng đăng ký mua hàng", ông Thành cho hay. Hay công ty Bến Đất (Bình Dương) thì tổ chức hàng loạt các hội thảo kêu gọi đầu tư, giới thiệu dự án. Theo lãnh đạo đơn vị này, giai đoạn này sẽ trú trọng việc phát triển nguồn khách hàng, mang sản phẩm đi khoe hơn là kinh doanh.
Né "tháng cô hồn", nhiều công ty cũng tập trung phát triển "nội lực", như công ty Địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn đang có kế hoạch cho nhân viên khảo sát thị trường và nhu cầu của khách hàng.
Tháng "cô hồn" gián tiếp làm thị trường bất động sản thêm "buồn". |
"Dự kiến công ty sẽ làm cuộc nghiên cứu xã hội học trong lĩnh vực bất động sản, để biết được khách hàng muốn mua nhà đất ở đâu, giá bao nhiêu... và cũng giúp nhân viên tìm kiếm nguồn khách hàng mới", ông Đoàn Chí Thanh, Tổng giám đốc doanh nghiệp này cho hay. Ngoài ra, cũng theo ông Thanh, đây là lúc tập trung đào tạo thêm kỹ năng cho nhân viên, để khi thị trường "ấm" trở lại họ sẽ nhanh chóng thích nghi và có đủ kiến thức, kinh nghiệp "tác nghiệp".
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Công ty bất động sản Hưng Gia Việt, cái khó lớn nhất hiện nay của thị trường bất động sản là tâm lý khách hàng và nguồn vốn. Nếu hai điều này được cởi trói, chắc chắn thị trường sẽ khởi sắc trở lại.
Hiện nay, nhu cầu nhà ở của người dân rất lớn, nhưng không phải ai cũng có đủ tiền để mua nhà mà cần phải có sự hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng, chủ đầu tư. Nếu nút thắt này được gỡ, không những người có nhu cầu nhà ở được an cư, mà các doanh nghiệp cũng sẽ vượt qua được khó khăn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.