»

Thứ tư, 06/11/2024, 12:29:47 PM (GMT+7)

Bảo vệ môi trường hay "khủng bố sinh thái"?

(22:03:17 PM 10/02/2018)
(Tin Môi Trường) - 84 nghị sĩ Mỹ thắc mắc liệu Bộ Tư pháp có thể xem những người phá hoại cơ sở hạ tầng năng lượng như khủng bố nội địa hay không?

Với quyết tâm phá vỡ việc vận chuyển dầu và khí gas tự nhiên giữa các bang khắp nước Mỹ, một mạng lưới các nhà hoạt động môi trường đang công khai đe dọa sẽ dùng tới phương pháp phá hoại để đạt được mục đích.

 
Thật vậy, những vụ việc gần đây đang báo trước những gì sắp xảy ra. Vào tháng 10-2016, một nhóm 5 người biểu tình đã cắt khóa và dây xích để đột nhập các trạm lưu lượng của đường ống dẫn dầu Dakota Access Pipeline. Lấy tên gọi Valve Turner (tạm dịch: Những người vặn van), họ đóng các van của đường ống và khiến dòng chảy dầu bị tạm ngưng. Nhà chức trách bang Bắc Dakota đã bắt giữ nhóm người này. Tại tòa án, 2 trong số những người biểu tình bị kết tội hình sự, 2 người khác đang chờ bị xét xử còn người cuối cùng bị buộc tội trộm cắp.
 
Valve Turner không phải là nhóm duy nhất biến thành những kẻ phá hoại dưới danh nghĩa chống biến đổi khí hậu. Các nhà hoạt động phản đối đường ống dẫn dầu còn phóng hỏa và gây ra thiệt hại 2 triệu USD gần khu bảo tồn người da đỏ Standing Rock ở bang Bắc Dakota. Ở nơi khác, 2 phụ nữ từ một tổ chức từ thiện tự hào kể về cách họ dùng mỏ cắt để phá hoại một đoạn ống dẫn dầu ở hạt Mahaska, bang Iowa. Trong một vụ việc khác, những thiệt hại của thiết bị xây dựng đường ống dẫn dầu tại Iowa lên tới 2 triệu USD.
 
Bảo[-]vệ[-]môi[-]trường[-]hay[-]"khủng[-]bố[-]sinh[-]thái"?
Người biểu tình phản đối đường ống dẫn dầu Dakota Access Pipeline Ảnh: MIKE MCCLEARY
 
Với mong muốn ngăn cộng đồng địa phương rơi vào cảnh phá hoại và bạo lực trong các cuộc biểu tình chống lại Dakota Access Pipeline, đầu năm 2017, chính quyền bang Oklahoma đã thực thi luật tăng cường hình phạt đối với người biểu tình bị kết tội đột nhập những cơ sở hạ tầng thiết yếu. Những địa điểm này gồm đường ống dẫn dầu, đường sắt, nhà máy lọc dầu, nhà máy điện, nhà máy hóa chất và các trạm khí hóa lỏng (LNG).
 
Vào tháng 10-2017, 84 thành viên quốc hội đã gửi thư đến Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions đặt vấn đề liệu bộ này có thể xem những người phá hoại cơ sở hạ tầng năng lượng như khủng bố nội địa hay không. Khi biết tin những hành động phá hoại nhằm vào các cơ sở nhà nước và tư nhân sẽ bị xử phạt, các nhóm hoạt động cho rằng họ đã thành công vì ngành công nghiệp này nhận ra các cuộc biểu tình phản đối trở thành mối đe dọa.
 
Ngược lại, các quan chức và những nhà lập pháp có lý do lo lắng rằng những hành động phá hoại có thể đe dọa an ninh cộng đồng. Những người biểu tình phản đối đường ống dẫn dầu có quyền tự do ngôn luận và tụ tập nhưng họ không được phép có những hành động phá hoại, phóng hỏa hay đột nhập. Giữa tháng 12-2017, các nhà hoạt động sinh thái phản đối đề xuất xây dựng 2 đường ống dẫn khí đốt tự nhiên tại bang Virginia đã xâm nhập nhà của một phụ nữ làm việc trong Hội đồng Kiểm soát nước ở TP Norfolk. Họ treo một tấm biểu ngữ lớn có dòng chữ "Hãy ngừng đầu độc cộng đồng của chúng tôi".
 
Khi họ khoe khoang về "chiến tích" này trên một trang tin của tổ chức, đã xuất hiện những lời lẽ khuyến khích các nhà hoạt động nhắm vào các trạm xuất khẩu LNG dọc bờ biển Mỹ. Đáng lo ngại hơn, có người còn kêu gọi sử dụng cả những hành động như phá hoại.
 
Khi đề cập những vụ phá hoại, phóng hỏa đường ống dẫn dầu Dakota Access Pipeline, Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) cảnh báo rằng tình trạng tương tự có thể diễn ra với đường ống Diamond Pipeline trị giá 900 triệu USD. Đường ống này dẫn dầu thô từ TP Cushing, bang Oklahoma đến một nhà máy lọc dầu ở TP Memphis, bang Tennessee.
 
DHS cho biết những vụ tấn công như trên "có thể rất đơn giản, nhằm gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng hoặc thiết bị bằng cách phá hoại hay phóng hỏa" và nhắm vào "các cơ quan thi hành luật, nhân viên an ninh tư nhân hoặc công nhân xây dựng" tương tự những vụ việc trước đây. Báo cáo của DHS giải thích: "Những người bảo vệ môi trường cực đoan lâu nay sử dụng cách phóng hỏa để gây thiệt hại kinh tế hoặc phá hoại các dự án mà họ tin rằng có hại cho môi trường".
 
Tình hình có thể được cải thiện trong năm 2018. Thế nhưng, nếu những phát ngôn khinh suất và hành động phá hoại vẫn tiếp diễn, khủng bố sinh thái có thể xảy ra, ảnh hưởng đến những người làm việc hoặc sống gần các địa điểm nằm trong tầm ngắm. Vì vậy, các quan chức, cùng với những nhà điều hành tư nhân của các cơ sở hạ tầng năng lượng, tiếp tục có lý do để quan ngại. 
 
Theo BẢO HẠNH/NLĐ (lược dịch từ trang The Hill)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bảo vệ môi trường hay "khủng bố sinh thái"?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI