»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:32:11 PM (GMT+7)

Bão Linda, cơn bão số 5 thảm khốc nhất lịch sử Việt Nam: Không để nỗi đau lặp lại

(22:05:06 PM 12/09/2018)
(Tin Môi Trường) - Cách đây hơn 20 năm, ngày 2/11/1997, cũng cơn bão số 5 (tên quốc tế là bão Linda) đổ bộ vào miền Nam nước ta, gây hậu quả nghiêm trọng với hơn 3.000 người thiệt mạng và mất tích, hàng trăm nghìn ngôi nhà bị tốc mái và sập đổ.

Cách đây hơn 20 năm, ngày 2/11/1997, cũng cơn bão số 5 (tên quốc tế là bão Linda) đổ bộ vào miền Nam nước ta, gây hậu quả nghiêm trọng với hơn 3.000 người thiệt mạng và mất tích, hàng trăm nghìn ngôi nhà bị tốc mái và sập đổ.

 
Nhìn lại cơn bão này, chúng ta đã có được nhiều bài học về công tác ứng phó với thiên tai - những bài học phải trả bằng cái giá quá đắt, tránh lặp lại những nỗi đau.
 
Nơi "trăm năm không có bão"
 
Với hầu hết người dân Nam Bộ, 20 năm trước, cơn bão số 5 đổ bộ vào các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là cơn bão lớn đầu tiên họ phải đối mặt, nhưng lại là cơn bão ám ảnh họ suốt cả cuộc đời. Bởi cơn bão thảm khốc số 5 này đã bất ngờ đổ bộ vào vùng đất “trăm năm không có bão”, gây ra thiệt hại nặng nề, khiến hàng nghìn người dân 21 tỉnh Nam Bộ thiệt mạng và mất tích.
 
Bão[-]Linda,[-]cơn[-]bão[-]số[-]5[-]thảm[-]khốc[-]nhất[-]lịch[-]sử[-]Việt[-]Nam:[-]Không[-]để[-]nỗi[-]đau[-]lặp[-]lại
Người dân Cà Mau ngóng thi thể người thân bị nạn trên biển sau cơn bão Linda. Ảnh: Huỳnh Lâm - Báo Tuổi trẻ
 
20 năm qua đã có 35 cơn bão mạnh từ cấp 10 trở lên đổ bộ vào đất liền nước ta. Nhưng chưa có cơn bão nào gây ra thiệt hại khủng khiếp như cơn bão số 5 năm 1997. Những dự báo đã được đưa ra, nhưng không nhiều người tin đó là sự thật.
 
12 giờ trưa ngày 2/11/1997 tâm bão số 5 đi qua phía Nam của Côn Đảo với sức gió cấp 10, giật cấp 11,12. Bão đi vào vùng bờ biển Cà Mau, Bạc Liêu và đổ bộ vào đất liền với sức gió mạnh nhất đạt cấp 8, cấp 9. Sáng 3/11/1997, bão đi sang vùng biển Cà Mau-Kiên Giang và đi về phía Tây vịnh Thái Lan.
 
Trước khi bão tới, dù đã có những cảnh báo đến người dân, nhưng do bão di chuyển nhanh hơn dự kiến và đây cũng là khu vực hiếm khi gặp phải xoáy thuận nhiệt đới nên ít có kinh nghiệm đối phó. Bão nhiệt đới Linda đã trút xuống một lượng mưa lớn trên khắp miền Nam Việt Nam, tối đa đạt 23,3cm tại Cần Thơ. Thiệt hại ở khu vực này là nặng nề, đặc biệt tại tỉnh cực Nam Cà Mau nơi cơn bão tấn công trực tiếp. Một số tỉnh khác cũng chịu tổn thất nghiêm trọng là Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang.
 
Khi đó, được nhận định bão số 5 rất mạnh và “dị thường”, ông Lê Huy Ngọ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương đã chỉ đạo thành viên Ban chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai gọi điện đến tất cả các lãnh đạo địa phương vùng có bão để cảnh báo, nhưng cả cán bộ, chính quyền địa phương cùng người dân nơi đây đều cho rằng “trong đây làm gì có bão mà ngoài đó cứ hốt hoảng với bão”.
 
Trong khi đó, bão số 5 đi ở vĩ tuyến rất thấp, sát với bờ biển, sát với vùng đánh cá, sát với vùng sinh sống của người dân. Và sự chủ quan đã phải trả một giá cực kỳ đắt khi cơn bão lịch sử Linda đã gây nên một thảm họa kinh hoàng làm hơn 3.000 người thiệt mạng và mất tích, hàng trăm nghìn ngôi nhà bị tốc mái và sập đổ, cảnh tượng tan hoang chưa từng thấy. Theo thống kê của cơ quan chức năng, bão số 5 năm 1997 đã gây thiệt hại tại 21 tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ với thiệt hại vật chất ước tính gần 7.200 tỷ đồng...
 
Bão[-]Linda,[-]cơn[-]bão[-]số[-]5[-]thảm[-]khốc[-]nhất[-]lịch[-]sử[-]Việt[-]Nam:[-]Không[-]để[-]nỗi[-]đau[-]lặp[-]lại
Bà Nguyễn Thị Mười khóc ngất khi phát hiện ra thi thể con trai từ vết sẹo và chiếc bông tai. Xung quanh bà nhiều người cũng có thân nhân chết và mất tích do cơn bão. Ảnh: Báo ảnh Đất Mũi
 
Bây giờ, tại những địa phương có nhiều người chết và mất tích, tượng đài Linda đã được xây dựng để tưởng niệm các nạn nhân của cơn bão số 5. Và trên các tượng đài này ghi lại những con số thiệt hại như một lời nhắc nhở cho nhiều thế hệ sau về ý thức rằng, thiên tai có thể đến ngay khi chúng ta ít lường nhất.
 
Không thể “nghe điện thoại rồi chỉ đạo chống bão”
 
Dù cơn bão đã qua 20 năm nhưng chưa ai hết bàng hoàng, không chỉ vì thiệt hại thảm khốc mà còn là sự chủ quan, lúng túng trong công tác ứng phó với thiên tai từ các cơ quan chức năng đến người dân. Bởi trong ít nhất nửa thế kỷ, chưa bao giờ người dân Nam Bộ biết đến khái niệm bão. Chính điều này khiến chính quyền không vào cuộc quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, ứng phó, dẫn đến thiệt hại lớn. Việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng được cho là yếu tố cốt lõi giúp giảm thiểu rủi ro thiên tai trước tình hình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay.
 
Qua từng cơn bão hay những thiên tai gặp phải cần rút kinh nghiệm, bài học thiết thực, phù hợp, là phải lăn vào vùng bão, chủ động, quyết liệt, không thể “nghe điện thoại rồi chỉ đạo chống bão”. Đặc biệt, lấy tiêu chí tính mạng và tài sản của nhân dân là trên hết, để chủ động phòng tránh, chủ động thông tin đến người dân và các cấp chính quyền. Do đó, các địa phương cần ngày càng hoàn thiện, nâng cao năng lực điều hành, ứng phó kịp thời thiên tai.
 
Và để ứng phó với thiên tai một cách hiệu quả hơn, cần tiếp tục nâng cao chất lượng công tác dự báo, trong đó có dự báo bão; nâng cao nhận thức của ngư dân trong việc chấp hành chỉ đạo của các cấp chính quyền trong việc tránh trú bão, bởi hiện vẫn còn hiện tượng ngư dân tắt các thiết bị liên lạc, tiếp tục đánh bắt khi đã có lệnh về nơi trú ẩn, đầu tư cơ sở hạ tầng tránh trú tàu thuyền, khôi phục rừng phòng hộ ven biển, củng cố nâng cấp hệ thống đê điều.
 
Lá thư chia buồn của Thủ tướng gửi các gia đình sau 2 thập kỷ
 
Năm 2017, tròn 20 năm sau cơn bão số 5 mang tên Linda, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư thăm hỏi, chia sẻ thân nhân các gia đình về những mất mát do cơn bão gây ra:
 
Bão[-]Linda,[-]cơn[-]bão[-]số[-]5[-]thảm[-]khốc[-]nhất[-]lịch[-]sử[-]Việt[-]Nam:[-]Không[-]để[-]nỗi[-]đau[-]lặp[-]lại
Thủ tướng thăm hỏi, động viên người dân bị thiệt hại do bão số 10 vào tháng 9 vừa qua tại Hà Tĩnh

"Hai mươi năm về trước, vào ngày 02 tháng 11 năm 1997, cơn bão số 5 (bão Linda) rất mạnh, bất ngờ và dị thường đã đổ bộ vào đồng bằng sông Cửu Long - vùng đất rất hiếm khi có bão.

Bão đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng về người và tài sản, đặc biệt đối với tỉnh Cà Mau. Rất nhiều ngư dân và tàu thuyền của đồng bào ta đã nằm lại nơi biển khơi. Nhà cửa và cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề. Cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, chiến sỹ và các lực lượng phòng, chống thiên tai đã nỗ lực ứng phó, khắc phục thiệt hại, giúp đồng bào vượt qua nỗi đau, khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.

Sau hai thập kỷ, nỗi đau của các gia đình bị mất người thân vẫn còn đó. Vào ngày này, tất cả chúng ta đều xúc động và nhớ đến thời khắc đau thương đã xảy ra. Thay mặt Chính phủ, tôi gửi tới đồng bào, thân nhân các gia đình bị thiệt hại lời thăm hỏi, chia sẻ sâu sắc nhất. Đồng thời, tôi cũng ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của chiến sỹ và lực lượng phòng, chống thiên tai.

Thời gian gần đây, thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường, xảy ra trên khắp các vùng miền cả nước. Các thách thức của biến đổi khí hậu, sự suy giảm rừng phòng hộ ven biển, lún sụt đất, nước biển dâng... là những yếu tố làm tăng nguy cơ rủi ro khi có thiên tai, nhất là bão, áp thấp nhiệt đới đối với đồng bằng sông Cửu Long.

Với bài học đắt giá từ cơn bão Linda, tôi kêu gọi đồng bào, chiến sĩ và các lực lượng phòng, chống thiên tai cả nước, trong đó có các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cần đề cao cảnh giác, sẵn sàng, chủ động ứng phó với thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Thân ái
Nguyễn Xuân Phúc
 
Cuối năm 2018 còn 6 cơn bão
 
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, dự báo từ tháng 9 đến hết năm 2018 số lượng bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên khu vực Biển Đông còn có khả năng xuất hiện khoảng 4-6 cơn, trong đó có khoảng từ 2-3 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung ở khu vực Trung Bộ.
 
Những tháng cuối năm 2018 nhiều khả năng hoạt động của bão và ATNĐ trên vùng biển phía Nam Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu vực phía Nam nước ta không nhiều như năm 2016 và 2017.
 
Bão[-]Linda,[-]cơn[-]bão[-]số[-]5[-]thảm[-]khốc[-]nhất[-]lịch[-]sử[-]Việt[-]Nam:[-]Không[-]để[-]nỗi[-]đau[-]lặp[-]lại
 
Ngoài bão và ATNĐ gây mưa lớn, gió mạnh trên biển và đất liền, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác sẽ có khả năng xảy ra trên phạm vi cả nước, đặc biệt các hiện tượng dông lốc, mưa đá, mưa lớn cục bộ, lũ quét và sạt lở đất ở các khu vực xung yếu ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, các khu vực có địa hình dốc và thảm thực vật yếu.
 
Ngoài ra, cần đề phòng gió mạnh trên các khu vực ven biển và vùng biển phía Nam Biển Đông từ tháng 9 đến nửa đầu tháng 10/2018 trong thời kỳ hoạt động mạnh của gió mùa Tây Nam và vào những tháng cuối năm 2018 trên các vùng biển khu vực Bắc và Giữa Biển Đông do hoạt động của gió mùa Đông Bắc gây ra.
 
Nhiệt độ trung bình trong bốn tháng cuối năm 2018 và hai tháng đầu năm 2019 trên phạm vi cả nước phổ biến ở mức xấp xỉ so với TBNN, riêng các khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có xu hướng cao hơn 0,5-1,00C so với TBNN.
 
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, thời điểm kết thúc mùa mưa ở Bắc Bộ và khu vực Tây Nguyên-Nam Bộ có khả năng sớm hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN).
 
Mùa lũ chính vụ khu vực Bắc Bộ có khả năng kết thúc sớm hơn TBNN. Nguồn nước từ tháng 9-12/2018 tại các khu vực Bắc Bộ có xu thế nhỏ hơn TBNN từ 10-20%. Mực nước lớn nhất trong tháng 9-10/2018 trên thượng lưu hệ thống sông Hồng-Thái Bình và các hồ chứa lớn thấp hơn năm 2017, phổ biến ở mức BĐ1- BĐ2.
 
Mùa lũ trên các sông ở Trung Bộ phù hợp quy luật hàng năm. Đỉnh lũ năm trên các sông ở Thanh Hóa ở mức báo động BĐ1 - BĐ2, riêng sông Bưởi ở mức BĐ3, xấp xỉ đỉnh lũ TBNN; các sông từ Nghệ An đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ2-BĐ3, tương đương đỉnh lũ TBNN; trên một số sông suối nhỏ và thượng lưu các sông khả năng xuất hiện lũ lớn cục bộ.
 
Đỉnh lũ năm 2018 ở đầu nguồn sông Cửu Long ở mức trên BĐ2-BĐ3, tương đương đỉnh lũ TBNN. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ năm vào khoảng nửa đầu tháng 10/2018. Tuy đỉnh lũ ở mức TBNN nhưng tiềm ẩn nguy cơ tác động lớn đến khu vực.
Hiệp Nguyên Thu/TT&VH (Theo TTXVN, Cổng thông tin Điện tử Chính phủ, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, Phongchongthientai.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bão Linda, cơn bão số 5 thảm khốc nhất lịch sử Việt Nam: Không để nỗi đau lặp lại

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI