Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Bài học Sông Tranh 2 cho "Cảng tỷ đô"
(16:06:10 PM 19/10/2012)Sự kiện khoa học đang đốt nóng dư luận xã hội, đó là thủy điện Sông Tranh 2 và dự án Cảng Lạch Huyện (được mệnh danh là "Cảng tỷ đô"). Tuy ở hai lĩnh vực kinh tế kỹ thuật, lại xa nhau hàng trăm km về địa lý, song hai công trình này dường như có chung một bài học đắt giá.
Khi dự án "Cảng tỷ đô" chưa có ĐTM
Cảng Lạch Huyện là sản phẩm của suốt 12 năm nghiên cứu với 10 cuộc hội thảo khoa học, của hơn 200 tiến sỹ ở các cục, vụ, viện, là thứ trưởng, cục trưởng, vụ trưởng, viện trưởng Bộ GT-VT và tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Vậy nhưng đến giờ phút chót chuẩn bị "nhấn nút" khởi công thì dự án này vẫn chưa có được tài liệu đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Đó là điều kỳ lạ cho một dự án trọng điểm quốc gia với "mệnh giá" tỷ đô!
Với 200 trang "Báo cáo đánh giá tác động môi trường..." hoàn thành vào tháng 12/2006, do Tập đoàn điện lực VN (EVN) ký duyệt, gửi đến các bộ ngành, địa phương liên quan thì công trình ST2 mới được khởi công.
Vậy nhưng không ai lường được sau đó công trình đã xẩy ra sự cố rò rỉ thân đập tới mức "ào ào thác đổ". Và động đất kích thích liên tiếp xẩy ra cho một vùng rộng lớn của huyện Bắc Trà My.
Các nhà khoa học đang nỗ lực trấn an chính quyền và nhân dân, ngược lại người dân không tin vào các nhà khoa học. Mãi tới khi lục lại hồ sơ, các chuyện gia "mổ xẻ" mới tá hỏa: Bản báo cáo ĐTM dày 200 trang của ST2 là sự sao chép từ những báo cáo trước đó.
TS Lê Trần Chấn, một nhà địa lý sinh vật, chuyên nghiên cứu về đa dạng sinh học có tên trong tài liệu ĐMT khẳng định mình không phải là một chuyên gia về động đất, và ông cũng không biết đánh giá của mình lại được EVN đưa vào báo cáo.
Sau hội chứng "phong trào làm thủy điện", ST2 đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề ĐMT cho các dự án trọng điểm quốc gia, dù đó là vốn ODA, BOT, PPP hay vốn tự có của các doanh nghiệp.
Cho đến nay, dự án Cảng Lạch Huyện vẫn chưa tìm được vị trí để đổ "bùn thải". Theo phương án ban đầu đã thống nhất, bùn sẽ được đổ vào khu vực sau đê chắn sóng của hai bến khởi động tại khu vực Nam Cát Hải hoặc tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ.
Vậy nhưng theo tư vấn của phía JICA thì việc đổ bùn ra biển chỉ làm ảnh hưởng ở một phạm vi có bán kính 10km. Tuy nhiên, ý kiến này ngay sau đó đã gặp phản ứng từ một số chuyên gia thành viên Hội đồng đánh giá tác động môi trường.
40 triệu m3 đất sẽ được đổ ra biển Đông tốn nhiều công sức, tiền của. Trong khi từng mét khối đất là tài nguyên- tài sản tính được bằng tiền cả hàng ngàn tỷ đồng. Và hàng trăm hecta đất canh tác, nhà cửa ruộng vườn bên bờ sông Lạch Huyện sẽ bị nhấn chìm.
Giống như việc hút cát ở các lòng sông để xuất khẩu, gây sạt lở nhiều vùng đất ven bờ đang đe dọa cuộc sống của hàng vạn hộ dân ĐBSCL, miền Trung và vùng châu thổ sông Hồng.
Nhưng dự án Cảng Lạch Huyện vẫn chưa tính đến vấn đề di dời dân tránh sạt lở. Điều này, hơn 200 tiến sĩ Bộ GT-VT cùng JICA tham gia nghiên cứu dự án suốt 12 năm trời với 10 cuộc hội thảo khoa học ... chưa hề tính đến.
|
"Cả vú lấp miệng em"!
Qua khảo sát thực tế, nhiều nhà khoa học của cả Bộ Tài nguyên và Môi trường là thành viên đoàn khảo sát cho rằng, việc đổ bùn ra biển là khó có thể chấp nhận, bởi chất thải dưới biển có những kết cấu phức tạp, có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.
Như vậy, phạm vi ảnh hưởng đến các vùng biển du lịch với hệ sinh thái đa dạng như Cát Hải, Cát Bà, Đồ Sơn sẽ chịu thiệt hại nặng nề. Theo một số ý kiến các nhà khoa học, nếu bùn thải đổ không kiểm soát được diện tích để tái phát tán thì quay ngược lại vùng nạo vét tại Cảng Lạch Huyện.
TS. Trần Đình Lân, Phó Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường biển (thuộc Viện KHCN Việt Nam), thành viên đoàn khảo sát cho rằng, mô hình của phía JICA đưa ra chưa thuyết phục được các nhà khoa học Việt Nam. Đặc biệt về yếu tố quản lý chất thải bùn.
Vậy nhưng, với câu nói cửa miệng vốn đầy tính cửa quyền của Bộ GT- VT "hiến kế không có gì mới", họ đã "cả vú lấp miệng em" để vẫn quyết phương án của mình theo JICA và tuyên bố "sẽ khởi công ngay sau khi có báo cáo ĐMT". |
Việc quản lý đổ thải trên bờ đã rất khó ở việc đánh giá tác động môi trường ngắn hạn cũng như lâu dài. Phía JICA thiết kế một mô hình đổ bùn ra biển mà chưa có những khảo sát kỹ càng, kết quả phân tích mẫu thải, địa hình nơi đổ thải, chế độ hải lưu là không ổn.
Nhiều GSTS của các trường đại học và viện nghiên cứu cho rằng, những thông số mà JICA đưa ra còn thiếu nhiều dữ kiện và chưa thuyết phục được Hội đồng.
Tại cuộc hội thảo lớn do Tổng Hội Xây dựng VN cùng Bộ GT- VT tổ chức , phương án hiến kế về cảng biển của Công ty TNHH Sơn Trường- Hải Phòng được các nhà khoa học hoan nghênh, còn phương án của Bộ GT- VT có nhiều hạn chế về khối lượng nạo vét bùn đất khi khởi công và nạo vét hàng năm quá lớn.
Phương án này chưa tính kỹ về hiệu quả đầu tư, đánh giá môi trường và kiến nghị bằng văn bản dừng xây dựng dự án để tiếp tục nghiên cứu.
Vậy nhưng, với câu nói cửa miệng vốn đầy tính cửa quyền của Bộ GT- VT "hiến kế không có gì mới", họ đã "cả vú lấp miệng em" để vẫn quyết phương án của mình theo JICA và tuyên bố "sẽ khởi công ngay sau khi có báo cáo ĐMT".
EVN đã "vượt mặt" các nhà khoa học và họ đang phải trả giá khá đắt vì tài liệu ĐTM. Liệu bài học này có "đánh thức" Bộ GT- VT và Cục Hàng hải VN để tránh khỏi một ST2 tiếp theo không?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
- TS NGUYỄN NGỌC SINH, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam: “Hướng tới cộng đồng, chung sức cùng cộng đồng”
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.