»

Chủ nhật, 19/01/2025, 05:03:27 AM (GMT+7)

3 năm nữa, Hà Nội có hết ngập?

(12:13:47 PM 15/07/2012)
(Tin Môi Trường) - Đặt quyết tâm giải quyết úng ngập ở nội thành Hà Nội trong 3 năm tới là điều tốt, song theo KTS Trần Huy Ánh, mục tiêu này đòi hỏi có những phương án tính toán khoa học, cẩn trọng, thuyết phục, khả thi hơn.

 


Kiến trúc sư Trần Huy Ánh traoo đổi về vấn đề này, nhìn từ lịch sử quy hoạch hệ thống thoát nước và những bài học xử lý úng ngập của Hà Nội những năm qua:

Bản quy hoạch thoát nước Hà Nội được trình kỳ họp HĐND TP vừa diễn ra, theo đó đặt mục tiêu giai đoạn 2011-2015, thành phố sẽ giảm thiểu ngập úng và ô nhiễm nguồn nước mặt... Nếu đạt được kết quả như vậy thì phải nói đây là kỳ tích , đem lại tin vui cho hàng triệu cư dân Thủ đô.

Căn nguyên chưa có giải pháp đầy đủ

Thoát nước Hà Nội rất khó khăn do kế thừa hệ thống được xây dựng từ năm 1887. Cống ngầm xây gạch tự chảy từ tây sang đông, từ bắc xuống nam và thoát ra sông Hồng ở cuối phố Trần Hưng Đạo. Hệ thống thoát nước này hoạt động tốt từ 1890 đến 1926.

Năm 1926, Hà Nội  lụt lớn, nước cao uy hiếp khu vực nội thành, hệ thống đê ngăn lũ từ phía bắc thành phố vốn đã đã  được củng cố từ thế kỷ 18-19 nay gấp rút xây dựng và nâng cao dần mỗi năm.

Mưa lớn, nhiều nơi nội thành Hà Nội lại ngập. Ảnh: VietNamNet

Đê cuối phố Trần Hưng Đạo được nâng cao. Cửa chính thoát nước được nắn lại xuôi về phía nam thoát về cống Nam Khang, dọc đê Bình Lao, nay là đường Đại Cồ Việt - Trần Khát Trân.

Nước mưa và nước thải sinh hoạt đều thu gom vào các cổng dẫn theo hướng này. Kể từ đây, thoát nước nội thành dẫn theo hai mương hở để rồi chảy xuôi xuống cánh đồng rộng lớn phía nam thành phố.

Giai đoạn 1980-1990, khi xây dựng, mở rộng đường Đại Cồ Việt và Trần Khát Chân, hệ thống thoát nước không được quan tâm, liên tục thu hẹp dòng chảy và dần dần cống hóa nên giảm đáng kể khả năng tiêu thoát. Đến nay, hầu hết mương hở nội thành đã cống hóa.

Thập kỷ 1990, dự án  thoát nước của JICA (Nhật Bản) lập riêng cho khu vực nội thành chỉ tính đến bờ Tây sông Tô Lịch.

Về phía Nam cũng chỉ tính đến  lưu vực hồ Linh Đàm và Yên Sở để dồn nước thải toàn bộ 6 lưu vực thoát nước đổ vào trạm bơm duy nhất là trạm Yên Sở bơm ra sông Hồng.

Đồng thời với quy hoạch thoát nước do JICA lập, thành phố Hà Nội nghiên cứu quy hoạch mở rộng nội thành (phê duyệt năm 1998). Phần thành phố mở rộng từ bờ Đông sông Tô Lịch đến bờ Đông sông Nhuệ có diện tích lớn hơn diện tích  6 lưu vực thoát nước nội thành...

Đầu thập kỷ 2000, TP Hà Nội mở rộng theo quy hoạch 1998 bằng cách san lấp hàng trăm km2 đất ruộng trũng bờ Tây sông Tô Lịch đến bờ Đông sông Nhuệ, đồng thời làm đường Hà Nội - Hòa Lạc đắp cao như một con đê ngăn nước từ bắc xuống nam của toàn bộ lưu vực bờ Tây sông Nhuệ.

Hà Nội úng ngập tăng dần, trận lụt lịch sử tháng 11/2008 cho thấy tổng lượng trữ nước sông hồ nội thành là 23 triệu m3, trong khi trạm bơm Yên Sở có công suất hơn 2 triệu m3/ngày là quá thấp.

Hà Nội dùng các trạm bơm dã chiến để bơm từ sông Nhuệ xuống phía nam và chạy hết công suất thì phải mất hơn 10 ngày những nơi ngập úng nội thành mới hết nước.

Ngay sau khi nước rút, trạm bơm Yên Sở khởi công nâng công suất trạm bơm lên 4,8 triệu m3 ngày đêm. Nhưng căn nguyên việc úng ngập chưa có một nghiên cứu giải đáp đầy đủ. Đặc biệt là không kịp thời xây dựng bản đồ úng ngập cũng như đánh giá các giải pháp chống ngập

Tháng 8/2008, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, tăng diện tích lên gấp 3 lần, đồng thời các nghiên cứu thoát nước giai đoạn 2 của JICA trình phê duyệt.

Bản quy hoạch thoát nước được trình thành phố dựa trên cơ sở nghiên cứu của JICA giai đoạn 1&2 cho thấy không có nội dung nào có tính đột phá, giải pháp sáng tạo để thay đổi tình thế... thực tế gần đây những đợt mưa vừa trong vài giờ cũng làm úng ngập nội thành.

Đặt ra mục tiêu 3 năm tới nội thành Hà Nội sẽ hết ngập là có quyết tâm rất cao, mong muốn giải quyết những vấn đề phức tạp của đô thị, đáp ứng mong mỏi của hàng triệu cư dân thoát cảnh úng ngập mỗi khi mưa lớn. Tuy vậy cùng với quyết tâm đòi hỏi có những phương án tính toán khoa học, cẩn trọng, thuyết phục, khả thi hơn.

 

Trần Huy Ánh (Vietnamnet)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 3 năm nữa, Hà Nội có hết ngập?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI