Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Bí thư Hà Nội: "Phí dọn rác cả tháng bằng chén nước chè" 
(14:06:21 PM 25/06/2014)
Phát biểu tại Hội nghị giao ban toàn thành phố Hà Nội về công tác xử lý nước thải, rác thải và vệ sinh môi trường sáng 24/6, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị đề nghị tăng mức thu phí vệ sinh với các hộ gia đình và tăng mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định bảo vệ môi trường.
Ông Nghị nhận định, Hà Nội rất sạch vào sáng sớm và tối, nhưng thời điểm trưa và chiều thì “kém đi” do quá tải và ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường chưa cao. “Nhiều người chỉ giữ vệ sinh nhà mình, có người cầm túi rác ném ra khỏi cửa và coi đó thuộc trách nhiệm thành phố”, ông Nghị dẫn chứng.
Theo thành phố Hà Nội, 90% rác thải sinh hoạt hiện nay được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, chỉ 10% xử lý bằng công nghệ đốt Ảnh: Minh Minh.
Về công tác quản lý, Bí thư Hà Nội đề nghị các đơn vị cần kiểm tra xem đơn giá đặt hàng các dịch vụ môi trường phù hợp chưa, có chuyện thỏa thuận ăn chia khai khống khối lượng hay không. Nên mở rộng việc đấu thầu để tránh việc xin cho, nhũng nhiễu.
Phó chủ tịch HĐND TP Hà Nội Lê Văn Hoạt cho hay, mỗi năm thành phố chi 4.000 tỷ cho công tác đảm bảo vệ sinh môi trường (2.000 tỷ ngân sách thành phố, 2.000 tỷ ngân sách quận, huyện, thị xã). Tuy nhiên, việc đấu thầu rất hạn chế, chủ yếu là đặt hàng. Toàn bộ ngân sách thành phố dành cho môi trường đều thông qua đặt hàng, trong khi chủ trương của thành phố là ưu tiên đấu thầu và xã hội hóa.
“Tôi đề nghị thay đổi ngay cách thực hiện này, đẩy mạnh việc đấu thầu, xã hội hóa trong bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm”, ông Hoạt nói.
Theo Phó chủ tịch Hà Nội Vũ Hồng Khanh, tổng lượng rác thải sinh hoạt trên toàn thành phố khoảng 6.500 tấn/ngày, trong đó tỷ lệ thu gom xử lý khu vực nội thành là 98-100%, ngoại thành 87%. Ngoài ra, mỗi ngày phát sinh 750 tấn rác thải công nghiệp và trên 8 tấn rác thải y tế.
Về nước thải đô thị, Hà Nội mới xử lý được hơn 20% nước thải sinh hoạt, lượng nước thải còn lại chưa qua xử lý xả vào các sông, mương, ao hồ. Bên cạnh đó, 17 bệnh viện, cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế và các bộ, ngành chưa có hệ thống xử lý nước thải.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
-
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
-
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
-
Cứu cây xanh
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
-
Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
-
Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
-
Có rừng là có tín chỉ carbon?
-
Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)