»

Thứ sáu, 01/11/2024, 08:30:07 AM (GMT+7)

Thế giới đề cao phát biểu của Thủ tướng Việt Nam tại Shangri-La

(20:30:10 PM 04/06/2013)
(Tin Môi Trường) - Bài phát biểu dẫn đề quan trọng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên khai mạc Hội nghị An ninh châu Á (còn gọi là Đối thoại Shangri-La) lần thứ 12 vừa diễn ra tại Singapore đã được nhiều nước, nhiều tổ chức và giới học giả quốc tế đánh giá cao, cho rằng Việt Nam đã thể hiện rõ lập trường trong vấn đề hợp tác và giữ ổn định của khu vực.

 

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu chính tại Lễ khai mạc Đối thoại Shangri-La lần thứ 12. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN) 


Các đoàn tham dự Đối thoại Shangri-La đều đánh giá cao bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở tính thẳng thắn, minh bạch và rất trách nhiệm. Theo họ, hiếm có diễn đàn an ninh nào có lời dẫn dắt rõ ràng, minh bạch và tự tin như vậy.

Đoàn Hoa Kỳ nhận định bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam minh bạch, rõ ràng và cũng hết sức hài hòa ở chỗ đáp ứng được sự quan tâm của tất cả các nước và đấu tranh thẳng thắn với các dấu hiệu có thể gây ra những thách thức, nguy cơ đối với an ninh khu vực.

Giới học giả Mỹ thực sự ấn tượng trước ý tưởng về thúc đẩy xây dựng lòng tin chiến lược của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại New York, ông Andrew Billo, Trợ lý Giám đốc Chương trình Chính sách thuộc Tổ chức Nghiên cứu châu Á (Mỹ), cho biết ông tán thành quan điểm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đặc biệt nhấn mạnh đến lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác và thịnh vượng ở châu Á-Thái Bình Dương. Theo ông, lòng tin luôn là yếu tố căn bản cho mọi mối quan hệ dù đó là quan hệ giữa cá nhân hay giữa các quốc gia với nhau.

Hiện ngày càng có nhiều cơ hội khuyến khích lòng tin, xây dựng lòng tin, xây dựng hợp tác giữa các nước khu vực châu Á, châu Âu và các đối tác Bắc Mỹ cũng như giữa các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc với các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á.

Ông Billo cũng chia sẻ quan điểm về vai trò của các cường quốc đối với hòa bình, ổn định ở khu vực, mọi chiến lược và hành động của các cường quốc đối với khu vực cần tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập và chủ quyền của các nước khác. Ông nhấn mạnh tôn trọng luật pháp quốc tế là điều tối quan trọng để duy trì đối thoại, định hướng các bên liên quan tôn trọng và thực thi những thỏa thuận đã đạt được.

Đề cập quyết định của Việt Nam tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc, ông Billo khẳng định có những dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy Việt Nam luôn nhấn mạnh tính đa phương và tuân thủ khuôn khổ Liên hợp quốc để giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình. Việt Nam đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế và đã bắt đầu sẵn sàng can dự vào các vấn đề không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho Việt Nam mà còn đóng vai trò mạnh mẽ hơn vào việc giải quyết các thách thức toàn cầu.

Tạp chí chính trị Thế giới đa cực của Nga ngày 1/6 đăng bài viết của Tổng biên tập Boris Vinogradov cho rằng việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được mời làm diễn giả chính trong Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 được xem là một sự tôn trọng đặc biệt của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long dành cho quốc gia đang ngày càng giữ vai trò quan trọng và to lớn đối với nền chính trị không chỉ ở khu vực mà cả trên thế giới.

Nga và những trung tâm chính trị thế giới đã dành sự chú ý đặc biệt tới bài phát biểu này. Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh rằng Việt Nam tin tưởng sâu sắc vào tương lai tốt đẹp của khu vực và sẵn sàng hợp tác với tất cả các quốc gia khác vì mục đích cao cả này.

Bài phát biểu thu hút sự chú ý của người nghe khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trích dẫn một thành ngữ của Việt Nam thể hiện được nội dung xuyên suốt là “mất niềm tin là mất tất cả”. Chính sự thiếu hụt niềm tin hiện nay là yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến tình hình chính trị thế giới, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và tạo ra các nguy cơ tất yếu cho tiến trình phát triển tiếp theo của nền an ninh chung.

Theo bài báo, điều thú vị nhất thu hút người nghe từ bài phát biểu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa khẳng định quan điểm chính thức của Hà Nội về chính sách quốc phòng, theo đó Việt Nam sẽ không liên minh quân sự với bất kỳ quốc gia nào và không cho phép bất kỳ quốc gia nào thiết lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình.

Trong khi đó, Tạp chí Tầm nhìn Á-Âu cũng đăng bài phân tích của Tiến sĩ Subhash Kapila, thuộc tổ chức Phân tích Nam Á (SAAG) có trụ sở tại Ấn Độ, cho rằng trong bối cảnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang bao trùm nhiều điểm nóng dễ bùng nổ, bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với chủ đề “Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương” là một lựa chọn hay và là một lời nhắc nhở kịp thời đối với các nước trong khu vực. Thủ tướng Việt Nam hoàn toàn đúng khi chuyển tải thông điệp cần phải có hòa bình và hợp tác và điều này phụ thuộc vào nhân tố hàng đầu là “lòng tin chiến lược.”

Dư luận cũng cho rằng bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có chủ đề mở rộng hơn là chỉ gói gọn về các nước ASEAN hoặc chỉ nói về bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì thế đáp ứng được sự mong đợi của các đại biểu và dư luận.

Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), một trong những tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới hàng năm đứng ra tổ chức Đối thoại Shangri-La, đã đăng bài bình luận cho rằng bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thể hiện sự lạc quan về động lực thúc đẩy của khu vực do đây là nơi tập trung ba nền kinh tế lớn nhất thế giới và nhiều nền kinh tế mới nổi, song cũng nhấn mạnh “những nguy cơ và thách thức ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh.”

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh những tranh chấp lãnh hải có thể được giải quyết theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đồng thời kêu gọi tất cả các bên cần kiềm chế. Với ngôn từ có lẽ là mạnh mẽ nhất trong bài diễn văn của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng “đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”, đồng thời cảnh báo xung đột tại Biển Đông có thể gây ra những tác động kinh tế và an ninh nghiêm trọng không chỉ giới hạn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hậu quả của xung đột sẽ không có kẻ thắng người thua, mà là “tất cả đều thua.”

Nhiều tờ báo trên thế giới cũng đã trích dẫn những phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà họ cho là đáng ghi nhận. Tờ AsiaOne đã trích thuật ngữ mới mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra là “lòng tin chiến lược” với việc các nước dù lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ luật pháp quốc tế và nhận thức được trách nhiệm của mình.

Hãng tin Reuters của Anh trích lại nhiều câu nói của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đề cập đến vai trò của ASEAN, cho rằng cần một ASEAN đoàn kết, vững mạnh chứ không phải là một ASEAN mà các quốc gia thành viên buộc phải lựa chọn đứng về bên này hay bên kia vì lợi ích riêng của mình trong mối quan hệ với các nước lớn.

Trong khi đó, theo đánh giá của một số tờ báo Ấn Độ, với việc mời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm diễn giả chính tại Đối thoại Shangri-La năm nay, IISS đã nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng của Hà Nội trong địa chính trị châu Á. 
(TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thế giới đề cao phát biểu của Thủ tướng Việt Nam tại Shangri-La

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI