Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Thứ sáu, 01/11/2024, 14:39:23 PM (GMT+7)
Kịch bản nào cho đất nước "Kim tự tháp" Ai Cập?
(17:11:58 PM 18/08/2013)(Tin Môi Trường) - Ai Cập đã chính thức rơi vào vòng xoáy bất ổn mới và đang hướng tới một cuộc nội chiến thực sự.
>> Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” >> Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu >> Dự án Dynapath giành giải thưởng Tác Động Bền Vững Nhất tại cuộc thi Sustainable Hospitality Challenge 2024 toàn cầu >> Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai >> Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
Tình hình đang diễn biến hết sức nhanh chóng theo chiều hướng ngày càng xấu sau cuộc tấn công ngày 14/8 của cảnh sát vào hai khu lán trại của những người biểu tình ủng hộ Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi khiến 638 người thiệt mạng và hơn 4.000 bị thương.
Kể từ khi diễn ra cơn địa chấn "Mùa Xuân Arập" vào đầu năm 2011 lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Hosni Mubarak sau hơn 30 năm cầm quyền, Ai Cập đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn bao giờ hết. Quốc gia Bắc Phi này đang rơi vào tình trạng hỗn loạn với các cuộc đụng độ đẫm máu giữa những người biểu tình ủng hộ ông Morsi và lực lượng cảnh sát được một bộ phận lớn người dân ủng hộ. Thủ đô Cairo gần như bị chia cắt, cô lập hoàn toàn với các tỉnh thành khác.
Trong những ngày qua, hàng loạt đồn cảnh sát, trụ sở cơ quan nhà nước và nhà thờ Cơ Đốc giáo trên khắp cả nước đã trở thành mục tiêu tấn công của các phần tử Hồi giáo quá khích. Các cuộc biểu tình của phe Hồi giáo cũng ngày một bạo lực hơn, bấp chấp tình trạng khẩn cấp và lệnh giới nghiêm kéo dài một tháng vừa được chính quyền lâm thời Ai Cập ban bố, cũng như các cảnh báo cứng rắn của lực lượng an ninh.
Thế đối đầu nguy hiểm hiện nay đang ngày một leo thang khi chính quyền lâm thời Ai Cập tỏ rõ quyết tâm dùng vũ lực đập tan các cuộc biểu tình bạo lực của những người trung thành với ông Morsi.
Ngày 16/8, chính phủ nước này đã kêu gọi người dân đứng lên chống lại "âm mưu khủng bố nguy hiểm" của tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) và cáo buộc lực lượng này phải chịu trách nhiệm về các vụ bạo lực hiện nay.
Trước đó, Bộ Nội vụ Ai Cập đã chỉ thị cho lực lượng an ninh dùng đạn thật để đối phó với những người biểu tình tấn công cảnh sát và các cơ quan công quyền. Trong khi đó, Liên minh quốc gia ủng hộ tính hợp pháp - lực lượng vừa được thành lập do MB đứng đầu, quy tụ nhiều chính đảng và phong trào Hồi giáo - thông báo sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình, tuần hành hàng ngày trên khắp cả nước trong tuần tới để phản đối "cuộc đảo chính quân sự" lật đổ vị Tổng thống dân bầu đầu tiên trong lịch sử Ai Cập.
Theo các nhà phân tích, Ai Cập sẽ còn phải đối mặt với tình trạng bất ổn kéo dài, nhất là tại khu vực bán đảo Sinai, nơi các chiến binh thánh chiến đang hoạt động rất mạnh. Một Ai Cập bất ổn sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các mạng lưới khủng bố quốc tế xâm nhập nhằm biến quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng hàng đầu ở khu vực Trung Đông này trở thành một chiến trường mới.
Ngoài ra, nguy cơ nội chiến cũng không thể loại trừ khi hiện có khoảng 10 triệu đơn vị vũ khí tồn tại trôi nổi trong dân chúng. Ai Cập còn là nơi trung chuyển của nhiều tuyến đường buôn bán vũ khí tới Dải Gaza. Trong khi đó, xã hội Ai Cập đang bị chia rẽ rất sâu sắc với những mâu thuẫn khó hàn gắn giữa những người Hồi giáo chủ yếu tập trung tại các vùng nông thôn nghèo với các lực lượng tự do và cánh tả tập trung tại khu vực đô thị.
Nếu bạo lực tiếp diễn nghiêm trọng trong những ngày tới, nhiều khả năng quân đội Ai Cập sẽ phải hành động mạnh tay để vãn hồi trật tự và cô lập các cuộc biểu tình. Hiện quân đội Ai Cập vẫn là lực lượng duy nhất có khả năng ngăn chặn tình trạng hỗn loạn và nhận được sự ủng hộ của đa số dân chúng.
Trong khi đó, nếu tiếp tục có những hành động quá khích và để tình trạng bạo lực vượt ngoài tầm kiểm soát, MB có khả năng sẽ bị cấm hoạt động và đối mặt với nguy cơ bị gạt ra khỏi tiến trình chính trị. Đây là điều mà tổ chức này không hề mong muốn sau nhiều thập kỷ bị đặt ngoài vòng pháp luật. Ngoài ra, nếu ngả theo xu hướng cực đoan và lựa chọn hình thức đấu tranh bạo lực, MB sẽ bị cộng đồng quốc tế tẩy chay. Nội bộ cũng vì thế sẽ bị chia rẽ do một bộ phận không nhỏ trong tổ chức này không muốn đánh mất các quyền lợi chính trị hiện có của mình.
Về phần mình, chính quyền mới của Ai Cập cũng nhận thức rõ những hậu quả của việc dồn MB vào "chân tường", cũng như hiểu rõ vị thế không thể phủ nhận của MB trong đời sống chính trị đất nước. Trên thực tế, với một mạng lưới rộng khắp và được tổ chức hết sức chặt chẽ, MB đã từng giành chiến thắng trong tất cả 5 cuộc bầu cử liên tiếp kể từ khi diễn ra cuộc chính biến lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Hosni Mubarak cách đây hơn 2 năm.
Do vậy, vẫn còn cơ may cho các giải pháp chính trị để giải quyết cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện nay tại Ai Cập. Sau khi chứng kiến làn sóng bạo lực kinh hoàng khiến ít nhất 800 người thiệt mạng kể từ ngày 14/8, cộng đồng quốc tế - trong đó có Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các nước vùng Vịnh - sẽ có nhiều nỗ lực hơn nữa nhằm làm trung gian hòa giải và sử dụng các "đòn bẩy" để gây sức ép mạnh buộc chính quyền lâm thời Ai Cập cũng như phe Hồi giáo phải ngồi đàm phán với nhau và chấp nhận các nhượng bộ quan trọng. Tuy nhiên, "cánh cửa hẹp" cho đàm phán sẽ đóng sập lại nếu hai bên không nhanh chóng tận dụng các cơ hội quý giá này.
Trước mắt, chính quyền sẽ có các động thái nhằm xây dựng lòng tin như phóng thích một số thủ lĩnh của MB hiện đang bị giam giữ, cam kết không đe dọa địa vị pháp lý của tổ chức này và đảm bảo các quyền lợi chính trị cho họ trong các cuộc bầu cử sắp tới.
Về phần mình, ý thức được tình thế khó khăn hiện nay cũng như thực tế khó đảo ngược sau cuộc chính biến ngày 3/7 vừa qua, phe Hồi giáo sẽ có các hành động xuống thang, hạn chế các vụ đụng độ bạo lực và chấp nhận tham gia vào các cuộc đàm phán khó khăn dưới sự trung gian hòa giải của cộng đồng quốc tế.
Tuy chưa thể mang lại ngay các kết quả cụ thể do lập trường hai bên quá khác biệt, nhưng đàm phán sẽ giúp "hạ nhiệt" bầu không khí đối đầu căng thẳng hiện nay. Song song với đó, tiến trình chuyển tiếp chính trị cũng sẽ được đẩy nhanh với việc sửa đổi Hiến pháp và tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội và bầu cử tổng thống.
Vậy là sau hơn hai năm chứng kiến và trực tiếp hứng chịu các hậu quả của tình trạng bất ổn kéo dài về chính trị, an ninh, kinh tế và xã hội, có lẽ hơn lúc nào hết, hơn 84 triệu người dân Ai Cập đang thực sự mong muốn đất nước nhanh chóng khôi phục ổn định và tiếp tục thực hiện những giấc mơ còn dang dở.
Tuy nhiên, những mục tiêu "Tự do, bánh mỳ và công bằng xã hội" tưởng chừng rất đơn giản của người dân Ai Cập đang ngày càng trở nên xa vời khi người dân xứ Kim tự tháp tiếp tục bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh giành quyền lực, mâu thuẫn phe phái và xung đột tôn giáo gay gắt.
Kể từ khi diễn ra cơn địa chấn "Mùa Xuân Arập" vào đầu năm 2011 lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Hosni Mubarak sau hơn 30 năm cầm quyền, Ai Cập đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn bao giờ hết. Quốc gia Bắc Phi này đang rơi vào tình trạng hỗn loạn với các cuộc đụng độ đẫm máu giữa những người biểu tình ủng hộ ông Morsi và lực lượng cảnh sát được một bộ phận lớn người dân ủng hộ. Thủ đô Cairo gần như bị chia cắt, cô lập hoàn toàn với các tỉnh thành khác.
Trong những ngày qua, hàng loạt đồn cảnh sát, trụ sở cơ quan nhà nước và nhà thờ Cơ Đốc giáo trên khắp cả nước đã trở thành mục tiêu tấn công của các phần tử Hồi giáo quá khích. Các cuộc biểu tình của phe Hồi giáo cũng ngày một bạo lực hơn, bấp chấp tình trạng khẩn cấp và lệnh giới nghiêm kéo dài một tháng vừa được chính quyền lâm thời Ai Cập ban bố, cũng như các cảnh báo cứng rắn của lực lượng an ninh.
Thế đối đầu nguy hiểm hiện nay đang ngày một leo thang khi chính quyền lâm thời Ai Cập tỏ rõ quyết tâm dùng vũ lực đập tan các cuộc biểu tình bạo lực của những người trung thành với ông Morsi.
Ngày 16/8, chính phủ nước này đã kêu gọi người dân đứng lên chống lại "âm mưu khủng bố nguy hiểm" của tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) và cáo buộc lực lượng này phải chịu trách nhiệm về các vụ bạo lực hiện nay.
Trước đó, Bộ Nội vụ Ai Cập đã chỉ thị cho lực lượng an ninh dùng đạn thật để đối phó với những người biểu tình tấn công cảnh sát và các cơ quan công quyền. Trong khi đó, Liên minh quốc gia ủng hộ tính hợp pháp - lực lượng vừa được thành lập do MB đứng đầu, quy tụ nhiều chính đảng và phong trào Hồi giáo - thông báo sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình, tuần hành hàng ngày trên khắp cả nước trong tuần tới để phản đối "cuộc đảo chính quân sự" lật đổ vị Tổng thống dân bầu đầu tiên trong lịch sử Ai Cập.
Theo các nhà phân tích, Ai Cập sẽ còn phải đối mặt với tình trạng bất ổn kéo dài, nhất là tại khu vực bán đảo Sinai, nơi các chiến binh thánh chiến đang hoạt động rất mạnh. Một Ai Cập bất ổn sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các mạng lưới khủng bố quốc tế xâm nhập nhằm biến quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng hàng đầu ở khu vực Trung Đông này trở thành một chiến trường mới.
Ngoài ra, nguy cơ nội chiến cũng không thể loại trừ khi hiện có khoảng 10 triệu đơn vị vũ khí tồn tại trôi nổi trong dân chúng. Ai Cập còn là nơi trung chuyển của nhiều tuyến đường buôn bán vũ khí tới Dải Gaza. Trong khi đó, xã hội Ai Cập đang bị chia rẽ rất sâu sắc với những mâu thuẫn khó hàn gắn giữa những người Hồi giáo chủ yếu tập trung tại các vùng nông thôn nghèo với các lực lượng tự do và cánh tả tập trung tại khu vực đô thị.
Nếu bạo lực tiếp diễn nghiêm trọng trong những ngày tới, nhiều khả năng quân đội Ai Cập sẽ phải hành động mạnh tay để vãn hồi trật tự và cô lập các cuộc biểu tình. Hiện quân đội Ai Cập vẫn là lực lượng duy nhất có khả năng ngăn chặn tình trạng hỗn loạn và nhận được sự ủng hộ của đa số dân chúng.
Trong khi đó, nếu tiếp tục có những hành động quá khích và để tình trạng bạo lực vượt ngoài tầm kiểm soát, MB có khả năng sẽ bị cấm hoạt động và đối mặt với nguy cơ bị gạt ra khỏi tiến trình chính trị. Đây là điều mà tổ chức này không hề mong muốn sau nhiều thập kỷ bị đặt ngoài vòng pháp luật. Ngoài ra, nếu ngả theo xu hướng cực đoan và lựa chọn hình thức đấu tranh bạo lực, MB sẽ bị cộng đồng quốc tế tẩy chay. Nội bộ cũng vì thế sẽ bị chia rẽ do một bộ phận không nhỏ trong tổ chức này không muốn đánh mất các quyền lợi chính trị hiện có của mình.
Về phần mình, chính quyền mới của Ai Cập cũng nhận thức rõ những hậu quả của việc dồn MB vào "chân tường", cũng như hiểu rõ vị thế không thể phủ nhận của MB trong đời sống chính trị đất nước. Trên thực tế, với một mạng lưới rộng khắp và được tổ chức hết sức chặt chẽ, MB đã từng giành chiến thắng trong tất cả 5 cuộc bầu cử liên tiếp kể từ khi diễn ra cuộc chính biến lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Hosni Mubarak cách đây hơn 2 năm.
Do vậy, vẫn còn cơ may cho các giải pháp chính trị để giải quyết cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện nay tại Ai Cập. Sau khi chứng kiến làn sóng bạo lực kinh hoàng khiến ít nhất 800 người thiệt mạng kể từ ngày 14/8, cộng đồng quốc tế - trong đó có Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các nước vùng Vịnh - sẽ có nhiều nỗ lực hơn nữa nhằm làm trung gian hòa giải và sử dụng các "đòn bẩy" để gây sức ép mạnh buộc chính quyền lâm thời Ai Cập cũng như phe Hồi giáo phải ngồi đàm phán với nhau và chấp nhận các nhượng bộ quan trọng. Tuy nhiên, "cánh cửa hẹp" cho đàm phán sẽ đóng sập lại nếu hai bên không nhanh chóng tận dụng các cơ hội quý giá này.
Trước mắt, chính quyền sẽ có các động thái nhằm xây dựng lòng tin như phóng thích một số thủ lĩnh của MB hiện đang bị giam giữ, cam kết không đe dọa địa vị pháp lý của tổ chức này và đảm bảo các quyền lợi chính trị cho họ trong các cuộc bầu cử sắp tới.
Về phần mình, ý thức được tình thế khó khăn hiện nay cũng như thực tế khó đảo ngược sau cuộc chính biến ngày 3/7 vừa qua, phe Hồi giáo sẽ có các hành động xuống thang, hạn chế các vụ đụng độ bạo lực và chấp nhận tham gia vào các cuộc đàm phán khó khăn dưới sự trung gian hòa giải của cộng đồng quốc tế.
Tuy chưa thể mang lại ngay các kết quả cụ thể do lập trường hai bên quá khác biệt, nhưng đàm phán sẽ giúp "hạ nhiệt" bầu không khí đối đầu căng thẳng hiện nay. Song song với đó, tiến trình chuyển tiếp chính trị cũng sẽ được đẩy nhanh với việc sửa đổi Hiến pháp và tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội và bầu cử tổng thống.
Vậy là sau hơn hai năm chứng kiến và trực tiếp hứng chịu các hậu quả của tình trạng bất ổn kéo dài về chính trị, an ninh, kinh tế và xã hội, có lẽ hơn lúc nào hết, hơn 84 triệu người dân Ai Cập đang thực sự mong muốn đất nước nhanh chóng khôi phục ổn định và tiếp tục thực hiện những giấc mơ còn dang dở.
Tuy nhiên, những mục tiêu "Tự do, bánh mỳ và công bằng xã hội" tưởng chừng rất đơn giản của người dân Ai Cập đang ngày càng trở nên xa vời khi người dân xứ Kim tự tháp tiếp tục bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh giành quyền lực, mâu thuẫn phe phái và xung đột tôn giáo gay gắt.
Hữu Chiến (TTXVN)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
- TS NGUYỄN NGỌC SINH, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam: “Hướng tới cộng đồng, chung sức cùng cộng đồng”
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.