»

Thứ năm, 21/11/2024, 19:19:58 PM (GMT+7)

Vụ tranh chấp nhãn hiệu bưởi Tân Triều: Muôn sự từ... Cục Sở hữu trí tuệ

(12:11:25 PM 13/12/2011)
(Tin Môi Trường) - Theo Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) thì DN chỉ được sử dụng chỉ dẫn địa lý trên nhãn hiệu khi được chấp thuận của UBND tỉnh nơi có địa lý đó. Nhưng Cục SHTT vẫn cấp bảo hộ nhãn hiệu “Tân Triều” cho DN dù UBND tỉnh Đồng Nai không đồng ý cho DN này sử dụng từ lâu.

 Cục SHTT không theo Luật SHTT

Tiếp tục làm rõ vụ tranh chấp nhãn hiệu “Tân Triều” với bưởi đặc sản Đồng Nai giữa DNTT Quê Hương Tân Triều (DNTT) và Sở KHCN Đồng Nai, chúng tôi phát hiện, từ năm 2005, DN này đã làm văn bản xin UBND tỉnh Đồng Nai cho phép sử dụng tên địa danh “Tân Triều - Biên Hòa” trên nhãn hiệu sản phẩm. Ngay lập tức, Sở KHCN cũng có văn bản 1370 đề nghị UBND tỉnh không cấp.

Thu[-]hoạch[-]bưởi[-]ở[-]làng[-]bưởi[-]Tân[-]Triều.
Thu hoạch bưởi ở làng bưởi Tân Triều.

 

Sau đó, cuối tháng 12.2005, ông Đinh Quốc Thái (lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch UBND tỉnh, hiện là Chủ tịch tỉnh) đã ra văn bản số 8331 nội dung: Không chấp nhận việc DNTN QHTT sử dụng tên địa danh “Tân Triều - Biên Hòa” như nhãn hiệu hàng hóa hay yếu tố cấu thành nhãn hiệu hàng hóa để nộp đơn đăng ký quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ; DN chỉ được quyền sử dụng địa danh “Tân Triều - Biên Hòa” gắn trên sản phẩm bưởi với điều kiện sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ từ địa bàn huyện Vĩnh Cửu (quê hương đặc sản bưởi Tân Triều) và đạt yêu cầu về tiêu chuẩn phẩm chất, chất lượng sản phẩm do BCH Hội làm vườn Vĩnh Cửu và cơ quan quản lý quy định.

Quyết định trên của UBND tỉnh Đồng Nai ra trước khi Luật SHTT năm 2005 bắt đầu có hiệu lực (từ tháng 7.2006).

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thanh Sang (GĐ DNTT, sinh ra và lớn lên ngay tại làng bưởi Tân Triều, gia đình ông nhiều đời trồng bưởi) rơm rớm: “Lúc đó tôi ra Hà Nội hay nhiều tỉnh thành, không ai biết bưởi Tân Triều mà chỉ biết bưởi Biên Hòa. Bởi Biên Hòa là địa danh có từ lâu đời rồi. Tuy nhiên, vì cơ quan không cho phép dùng “Tân Triều - Biên Hòa” nên tôi đành phải bỏ “Biên Hòa” mà chọn “Tân Triều”, một địa danh chỉ có... người Đồng Nai biết. Mình phải chịu thiệt thòi để tự mình gây dựng đặc sản mồ hôi nước mắt quê hương thôi!”. Bởi tâm huyết và suy nghĩ đó, ông Sang đã lặn lội lên tận TPHCM nhờ một văn phòng luật sư chuyên về SHTT nghiên cứu hoàn thiện các vấn đề pháp lý làm thủ tục để xin đăng ký nhãn hiệu “Tân Triều” với Cục SHTT.

Theo trích lục của Cục SHTT thì hồ sơ xin bảo hộ nhãn hiệu “Tân Triều” của DN được nộp tháng 12.2006, tức là khi Luật SHTT có hiệu lực (tháng 7.2006). Theo Luật SHTT và các nghị định hướng dẫn thì chỉ dẫn địa lý là tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Cá nhân hay tổ chức muốn sử dụng chỉ dẫn địa lý phải được sự đồng ý của UBND tỉnh, TP nơi có địa lý đó.

UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản không chấp thuận, nhưng Cục SHTT lại không tuân luật, vẫn cấp nhãn hiệu có chỉ dẫn địa lý “Tân Triều” cho DNTT, không chỉ trên sản phẩm từ bưởi.

Nên, có một câu hỏi rất lớn xung quanh việc làm trên của Cục SHTT!

Thiệt hại ai chịu trách nhiệm?

Chính cái căn nguyên từ gốc này dẫn tới nhiều hệ lụy khác. Với DNTT, Cục SHTT là cơ quan cao nhất đã cấp nhãn hiệu và bảo hộ, tức hợp pháp, nên ông Sang đã đổ không biết bao công sức tiền của gây dựng.

“Tôi nói thật với anh, sản xuất nông nghiệp, ta làm cả ngàn năm rồi. Cái quan trọng nhất với nông sản là đầu ra. Tôi là đứa con của quê hương Tân Triều, gia đình mấy đời nơi đây, có đặc sản nhưng chỉ để... nhà dùng. Tôi đã đi gây dựng, bằng cả tâm huyết, cả vốn liếng gia đình, cả thời trai tráng nhiệt huyết và cả nước mắt của thằng đàn ông để có thương hiệu bưởi Tân Triều từ vô danh thành hữu danh hiện nay. Hãy đặt mình vào cương vị tôi, đem đứa con mình nuôi khôn lớn, giao cho người khác, bản thân nhà báo có chịu đựng nổi không(?!)” - ông Sang lại rơm rớm!

Còn với Sở KHCN, công sức và tiền ngân sách mà Sở KHCN Đồng Nai đổ ra cho dự án “Xác lập quyền chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi Tân Triều huyện Vĩnh Cửu” suốt từ năm 2009 tới nay hóa ra... công cốc, dù rằng họ làm theo luật. Vậy những thiệt hại hoặc của DN hoặc của ngân sách (nếu buộc phải chọn một trong hai) thì ai chịu trách nhiệm?

Ngô Nguyên (Lao động)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vụ tranh chấp nhãn hiệu bưởi Tân Triều: Muôn sự từ... Cục Sở hữu trí tuệ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI