»

Thứ hai, 25/11/2024, 16:17:10 PM (GMT+7)

Vụ biến đất rừng thành đất nhà: Sở tuyên bố xử rắn phủ Thành Chương, nhà Mỹ Linh

(14:43:37 PM 08/05/2013)
(Tin Môi Trường) - Đánh giá về vụ việc ca sỹ Mỹ Linh, hoạ sỹ Thành Chương xây dựng trái phép trên đất rừng Sóc Sơn, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở TNMT Hà Nội cho biết, quan điểm chung là vi phạm phải được xử lý nghiệm, bất kể là ai.

Ngày 7/5, tại buổi giao ban báo chí, Phó Giám đốc Sở TNMT Hà Nội Nguyễn Hữu Nghĩa tiếp tục khẳng định gia đình ca sĩ Mỹ Linh và họa sĩ Thành Chương đã vi phạm việc sử dụng đất lâm nghiệp. Theo ông Nghĩa, UBND huyện Sóc Sơn giao cho gia đình ca sĩ Mỹ Linh 200m2 đất ở, diện tích còn lại phải sử dụng đúng mục đích đất lâm nghiệp.

 

“Việc các hộ dân tiến hành xây dựng công trình lại càng sai. Sở Tài nguyên và Môi trường đang chờ ý kiến chỉ đạo xử lý cuối cùng từ Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Quan điểm chung là vi phạm phải được xử lý, bất kể là ai. Tất cả đều bình đẳng trước pháp luật” - ông Nghĩa nói.
 
Quan[-]điểm[-]chung[-]là[-]vi[-]phạm[-]phải[-]được[-]xử[-]lý[-]nghiệm,[-]bất[-]kể[-]là[-]ai?
Quan điểm chung là vi phạm phải được xử lý nghiệm, bất kể là ai?


Trước đó, theo kết luận thanh tra của Sở TNMT năm 2001, vợ chồng ca sĩ Mỹ Linh nhận chuyển nhượng diện tích 12.691m2 đất của ông Đỗ Xuân Lâm (nguyên là công nhân lâm trường). Việc chuyển nhượng được UBND xã Minh Phú xác nhận. UBND huyện Sóc Sơn cấp giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất ở 600m2, trên tổng diện tích 12.691m2 đất rừng phòng hộ.

Đến năm 2009, ca sĩ này xây dựng các công trình nhà ở phòng thu và các công trình phụ cận như: 1 nhà ở và 1 phòng thu diện tích khoảng 390m2, 1 bể bơi khoảng 60m2, ngoài ra gia đình Mỹ Linh còn xây dựng nhà để xe, các công trình phụ trợ khác.

Quá trình thanh tra gia đình Mỹ Linh trình bày việc xây dựng các công trình được UBND huyện Sóc Sơn cấp phép, thế nhưng không cung cấp được giấy phép xây dựng các công trình cho đoàn thanh tra. Hơn nữa, quá trình xây dựng các cơ quan chức năng huyện Sóc Sơn, UBND xã Minh Phú và Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Sóc Sơn kiểm tra xử lý. 
 
Bên cạnh đó, năm 2006, theo kết luận 754/TTCP ngày 17/4/2006, hiện nay, có 659 hộ xây dựng công trình trên đất rừng với diện tích lên tới 11,22ha, trong đó, riêng phủ Thành Chương thuộc địa bàn xã Hiền Ninh, diện tích khoảng 3.000m2-8.000m2 đất sử dụng, mà nguồn gốc là đất rừng đặc dụng.
 
Sau khi mua lại của ông Lưu Văn Sỹ, ông Nguyễn Thành Chương đã xây dựng công trình kiên cố có kiến trúc khác nhau. Suốt quá trình xây chỉ một lần UBND xã ra Quyết định xử phạt với số tiền 10 triệu đồng, nhưng sau đó, ông Nguyễn Thành Chương vẫn tiếp tục xây dựng cho đến nay.
 
 
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Sở sẽ đập nát Việt Phủ Thành Chương để trồng cây rừng?
 
Về câu chuyện này, Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, người chứng kiến xây Việt Phủ Thành Chương từ viên gạch đầu tiên, cho rằng: "Giả sử như Việt Phủ Thành Chương xây dựng trái phép thật thì mục đích cuối cùng của Sở Tài nguyên Môi trường là để làm gì? Sau khi thu lại Sở sẽ đập nát đi sau đó trồng lên một số cây lên để giữ đất rừng?".
 
Cũng theo ông Thiều, lấy lý do là bảo vệ đất rừng để quy kết vi phạm trong trường hợp này là khiên cưỡng. Bởi vì vùng đồi nơi xây dựng Phủ Thành Chương trước đây là một vùng hoang vu, trơ trọi. Bên cạnh đó, việc xây dựng lớn như vậy là đã có sự xin phép chính quyền địa phương.
 
Phủ Thành Chương còn là một nơi bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc và được người dân trong nước và thế giới công nhận nên theo ông Thiều, càng phải bảo vệ di sản văn hoá mới này.
 
"Tôi cho là có vấn đề bất ổn đằng sau đó. Phải chăng có một số cá nhân không thích chuyện này? Phải chăng một vài cá nhân nghĩ đến quyền lợi từ chuyện này? Phải chăng có cách nhìn thiển cận trong chuyện này? Đấy là câu hỏi đặt ra không chỉ riêng cá nhân tôi mà còn là của những người đang quan tâm đến Việt Phủ Thành Chương xét một cách công bằng. Tôi cam đoan nếu việc này được đưa ra đàng hoàng, được thảo luận, nghị sự thì vấn đề sẽ khác. Những người quản lý môi trường phải nghe được điều đó" - Ông Thiều cho biết.
(Theo Đất Việt)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vụ biến đất rừng thành đất nhà: Sở tuyên bố xử rắn phủ Thành Chương, nhà Mỹ Linh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI