»

Chủ nhật, 19/01/2025, 06:32:03 AM (GMT+7)

Tình trạng đòi bồi thường ô nhiễm: Má sưng vẫn chưa được vạ!

(14:42:33 PM 28/02/2015)
(Tin Môi Trường) - Tình trạng doanh nghiệp đầu độc, gây ô nhiễm môi trường xảy ra khắp nơi nhưng người dân gần như không đòi được bồi thường thiệt hại

Việc Công ty CP Nicotex Thanh Thái (huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa) chôn hàng ngàn tấn thuốc trừ sâu xuống đất gây ô nhiễm môi trường khiến người dân bị tổn hại về sức khỏe, thiệt hại sản xuất. Thế nhưng đến nay, nỗ lực đòi bồi thường của hơn 800 người dân nơi đây rơi vào vô vọng.


Chính quyền làm ngơ


Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, tham gia hỗ trợ pháp lý cho người dân trong vụ kiện này, cho biết theo Luật Bảo vệ môi trường, khi người dân có yêu cầu bồi thường thì chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường phải có trách nhiệm hướng dẫn cách tính toán, xác định thiệt hại hoặc chứng kiến xác định thiệt hại. Thế nhưng, ở vụ kiện Nicotex Thanh Thái, chính quyền và cơ quan chức năng không làm tròn trách nhiệm. “Gần đây, trước sức ép của dư luận thì cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa mới lấy mẫu phân tích nhưng kết quả cho ra tương đối “đẹp”, giúp Nicotex Thanh Thái thoát bồi thường. Người dân không chấp nhận, yêu cầu một đơn vị độc lập lấy mẫu lại nhưng chính quyền không chấp nhận. Do vậy, vấn đề bồi thường thiệt hại của người dân đến nay bị chìm xuồng” - luật sư Hậu nói.


Đòi[-]bồi[-]thường[-]ô[-]nhiễm:[-]Má[-]sưng[-]vẫn[-]chưa[-]được[-]vạ!

Người dân huyện Cần Giờ, TP HCM rất khốn khổ mới được Vedan Việt Nam bồi thường thiệt hại

 


Tại TP HCM, hàng trăm hộ dân sống dọc kênh Ba Bò cũng đang bị khí độc từ nước kênh ô nhiễm làm tổn hại sức khỏe. Nguồn thải bẩn được xác định từ các KCN Sóng Thần 1, 2, Đồng An nhưng người dân không biết phải “nắm áo” ai để đòi bồi thường.


Chỉ dừng lại mức hỗ trợ


Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp - cho rằng về lý, ai gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường. Tuy nhiên, ngoài 2 vụ đầu độc môi trường lớn là Vedan và Sonadezi, hầu hết doanh nghiệp (DN) gây ô nhiễm môi trường chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ, thậm chí hỗ trợ không đến nơi đến chốn. Điển hình là vụ Nhà máy Kẽm Điện phân Thái Nguyên (phường Bách Quang, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) gây ô nhiễm không khí, nguồn nước bị người dân yêu cầu bồi thường. Ban đầu, DN này thừa nhận trách nhiệm nhưng chỉ hỗ trợ cây giống, phân bón… chứ không bồi thường bằng tiền. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, cho rằng các DN khác trong khu vực cũng phải chia sẻ nên việc hỗ trợ của nhà máy này cũng chấm dứt.


Theo ông Nghĩa, việc đòi bồi thường thiệt hại về môi trường của người dân gặp rất nhiều khó khăn bởi họ không xác định được nguồn ô nhiễm từ DN nào, nếu có thì khó gặp được người đại diện DN. Trong khi đó, chính quyền địa phương không làm hết trách nhiệm trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người dân. Ngoài ra, rào cản lớn nhất là tính toán mức độ thiệt hại. Trừ 2 vụ Vedan Việt Nam và Sonadezi được áp dụng phương pháp MIKE 21 để xác định mức độ thiệt hại thì ở hầu hết các vụ khiếu kiện về môi trường thời gian qua, không tính được mức độ thiệt hại một cách khoa học và thuyết phục, dẫn đến người dân không được DN gây ô nhiễm môi trường bồi thường.


Bỏ quên ô nhiễm không khí


Nghị định 03/CP của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường, có hiệu lực từ ngày 1-3-2015. Theo đó, DN, tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường ngoài nộp phạt còn phải bồi thường cho người bị ảnh hưởng. UBND các cấp có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và đứng ra thuê đơn vị tính toán, xác định mức độ thiệt hại do ô nhiễm môi trường trên địa bàn mình. Tuy nhiên, nghị định chỉ áp dụng đối với trường hợp gây ô nhiễm đối với đất, nước và các loài được ưu tiên bảo vệ theo pháp luật. Trong khi đó, ô nhiễm về khí không thuộc đối tượng điều chỉnh của nghị định này. Theo một số chuyên gia, đây là một thiếu sót bởi khí độc từ các cơ sở sản xuất có thể gây ra nhiều bệnh, nguy hại đến sức khỏe người dân nên doanh nghiệp, tổ chức nào gây ô nhiễm không khí cũng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

 

 Chưa nhận đơn đòi Hào Dương bồi thường

 

Liên quan đến việc Công ty Thuộc da Hào Dương gây ô nhiễm sông Đồng Điền, UBND huyện Nhà Bè, TP HCM cho biết có rất nhiều người dân xã Long Thới đã làm đơn yêu cầu Hào Dương bồi thường. Tuy nhiên, huyện Nhà Bè chưa thể nhận đơn này vì còn chờ kết luận từ cơ quan chức năng. Theo ông Nguyễn Văn Trường, Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè, địa phương không có nghiệp vụ để xác định phạm vi ô nhiễm của Hào Dương và thiệt hại của người dân. Vì thế, khi có kết luận của cơ quan chức năng, huyện mới tiếp nhận đơn.

Bài và ảnh: Minh Khanh/NLĐ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tình trạng đòi bồi thường ô nhiễm: Má sưng vẫn chưa được vạ!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI