»

Thứ tư, 30/10/2024, 18:22:12 PM (GMT+7)

Tiến độ xác định thiệt hại chậm - Người dân nên kiện

(08:03:03 AM 01/03/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Từ khi có kết luận chính thức của C49 (ngày 7/10/2011) về hành vi vi phạm pháp luật môi trường của Sonadezi cho đến thời điểm này đã hơn 4 tháng trời nhưng vẫn chưa có kết quả xác định thiệt hại của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại Tỉnh Đồng Nai và Viện Môi trường và Tài nguyên

 

LS. Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hồ Chí Minh

 

Ô nhiễm môi trường hiện nay đã trở nên phức tạp và ngày càng nghiêm trọng, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Luật bảo vệ môi trường là công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nó cần phải được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh. Công ty Sonadezi Long Thành được xác định là “hung thủ” gây ô nhiễm theo kết luận của C49 và thiệt hại do ô nhiễm môi trường mà Công ty này gây ra cho nông dân tại địa phương đã quá rõ.

 

Vấn đề pháp lý còn lại là chờ kết quả điều tra, khoanh vùng bị ô nhiễm, xác định mức độ thiệt hại do Sonadezi Long Thành gây ra của các cơ quan có thẩm quyền Tỉnh Đồng Nai để người dân bị thiệt hại dễ dàng chứng minh yêu cầu bồi thường thiệt hại của mình. Nhưng tính từ khi có kết luận chính thức của C49 (ngày 7/10/2011) về hành vi vi phạm pháp luật môi trường của Sonadezi cho đến thời điểm này đã hơn 4 tháng trời nhưng vẫn chưa có kết quả xác định thiệt hại của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại Tỉnh Đồng Nai và Viện Môi trường và Tài nguyên.

 

Tôi cho rằng tính phức tạp, khó khăn trong việc xác định thiệt hại của vụ việc gây ô nhiễm môi trường của Công ty Sonadezi chỉ bằng một phần nhỏ của vụ Vedan nhưng tiến độ điều tra, kết luận về vùng thiệt hại, thiệt hại cho nông dân của các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước trong vụ này quá chậm. Trong khi thiệt hại của người dân ở đây gánh chịu đã quá rõ ràng, nhiều hộ dân rơi vào hoàn cảnh khó khăn, túng quẫn vì hậu quả mà Sonadezi gây ra. Tôi xin kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai cần chỉ đạo Sở Tài nguyên môi trường Tỉnh Đồng Nai phối hợp với Viện Môi trường và Tài nguyên gấp rút đẩy nhanh tiến độ kết luận xác định thiệt hai để đảm bảo quyền lợi của người dân, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra sau này đồng thời đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, tránh để dư luận, cộng đồng đặt câu hỏi liệu do Sonadezi là doanh nghiệp thuộc Tỉnh Đồng Nai nên có sự không khách quan trong vấn đề này?.

 

Mặt khác, Sonadezi là doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh Đồng Nai, hơn ai hết doanh nghiệp này cần tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh và khi gây ra thiệt hại cho người dân thì cần phải chủ động khắc phục hậu quả, không nên trốn tránh trách nhiệm và nhất là khi người đứng đầu Doanh nghiệp này là một vị đại biểu quốc hội – người do dân bầu ra để đại diện cho ý chí và quyền lợi của dân.

 

Điều 133 Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường có thể thông qua các phương thức tự thoả thuận; khởi kiện tại Toà án nhân dân có thẩm quyền. Do đó, trong trường hợp vẫn chưa có kết quả xác định thiệt hại của Sở Tài nguyên môi trường Tỉnh Đồng Nai và Viện Môi trường và Tài nguyên thì người dân vẫn có thể kiện yêu cầu Sonadezi bồi thường thiệt hại. Và theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì người dân nộp đơn khởi kiện tại Tòa án để đòi bồi thường thiệt hại phải có nghĩa vụ nộp các chứng cứ và tài liệu kèm theo để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ. Tuy nhiên, người dân không cần phải nộp đầy đủ các chứng cứ về thiệt hại của mình khi nộp đơn khởi kiện mà chỉ cần đưa ra một số chứng cứ, tài liệu để chứng minh cho yêu cầu của mình và sẽ bổ sung thêm chứng cứ trong quá trình Tòa thụ lý và giải quyết vụ án. Trong quá trình Toà án thụ lý và giải quyết vụ việc thì người dân khởi kiện có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định thiệt hại.

 

Rút kinh nghiệm từ vụ Vedan, Tôi cho rằng người dân khi khởi kiện thì nên ủy quyền cho cá nhân có uy tín nào đó đại diện cho mình tham gia tố tụng thông qua giấy ủy quyền. Bên cạnh đó, hơn lúc nào hết người dân cần được hỗ trợ về mặt pháp lý và tôi cho rằng đã đến lúc các luật sư, luật gia Tỉnh Đồng Nai cần vào cuộc giúp đỡ về mặt pháp lý đối với người dân bị thiệt hại. Tôi tin rằng, chân lý sẽ thuộc về người dân, có thiệt hại ắt sẽ được bồi thường, doanh nghiệp gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường cho nông dân và vụ việc Vedan là ví dụ điển hình cho chân lý đó.

LS. Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hồ Chí Minh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Tiến độ xác định thiệt hại chậm - Người dân nên kiện

  • Người dân (09:22:41 AM 01/03/2012)Tiêu đề

    Cần xử lý nhanh chứ cứ để vầy rồi dân chịu khổ. Tôi nghĩ người dân nên vác đơn mà đi kiện thôi, chứ chờ hoài chẳng ăn thua gì hết. Nếu cần thiết, tôi nghĩ nên đưa tới trung ương cũng được, lẽ phải luôn thuộc về số đông người dân

  • Nguyễn Văn Mỹ (10:36:12 AM 01/03/2012)Cảm ơn luật sư

    Bài phân tích rất tốt. Cảm ơn luật sư Hậu, mong ông tiếp tục khỏe để giúp dân !

  • Thanh Pháp (16:21:40 PM 01/03/2012)Mời LS

    Dân ở đây có thể mời LS Hậu này tư vấn thêm về pháp lý. Tôi thấy bài tư vấn của anh rất hay và sâu sắc, nêu sát vấn đề

  • Hoàng Anh (16:24:53 PM 01/03/2012)Tiêu đề

    Tôi thấy tốt nhất là nên mời các vị LS có am hiểu về pháp luật ra làm ở những vị trí như công an, cơ quan nhà nước. Chứ nhiều ông "quan' nhà mình chẳng biết làm gì hết. Toàn hành dân ko à

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tiến độ xác định thiệt hại chậm - Người dân nên kiện

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI