Thứ bảy, 18/01/2025, 07:48:50 AM (GMT+7)

Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh

(19:14:05 PM 12/09/2023)
(Tin Môi Trường) - Hàng chục nghìn hộ gia đình của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đang phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Qua phân tích mẫu nước, cơ quan chức năng phát hiện nguồn nước tại đây nhiễm Mangan, Nitrit, Amoni, Ecoli, Coliform quá cao so với quy chuẩn và có độ đục cao, ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống. Thực trạng này đã ảnh hưởng đến kế hoạch xây dựng nông thôn mới nâng cao của huyện Thọ Xuân.

 Tuyên[-]truyền,[-]vận[-]động[-]người[-]dân[-]sử[-]dụng[-]nước[-]sạch,[-]đảm[-]bảo[-]vệ[-]sinh

Ảnh minh họa: IE

 

Để có nước sinh hoạt, ở nhiều nơi, người dân phải khoan giếng sâu đến 60m mới có nước ngầm, chi phí để khoan một giếng nước là gần 30 triệu đồng. Tuy nhiên, nguồn nước giếng khoan không đảm bảo an toàn cho sức khỏe và cũng không ổn định, nhất là vào những tháng mùa khô khiến người dân bị thiếu nước sinh hoạt.
 
Bà Lê Thị Hoa (ở xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân) cho biết, gia đình bà đang dùng nước giếng khoan, chất lượng nước không tốt. Mặc dù nước đã qua bể lọc cát nhưng vẫn không sạch, gia đình có nhu cầu được lắp nước máy sạch để ăn, đảm bảo sức khỏe.
 
Trước đó, gia đình bà Hoa phải khoan giếng sâu đến gần 60m, chi phí gần 30 triệu đồng nhưng nguồn nước đục ngầu và có mùi tanh. Tất cả các dụng cụ sinh hoạt qua sử dụng nguồn nước này đều bám cặn, nhanh hỏng. Không yên tâm, gia đình bà Hoa phải mua một máy lọc nước với giá 3 triệu đồng nữa để lọc nước mới sử dụng được.
 
Gia đình anh Lê Trung Thực (ở xã Thọ Lâm) đã khoan giếng song nước bơm lên đục như nước gạo và mùi tanh. Anh Thực phải làm một bể lọc nước nhưng qua 3 lần lọc, nước vẫn đục và có mùi tanh không thể sử dụng để ăn được. Bất đắc dĩ, anh Thực phải xin từng can nước của các nhà có nguồn nước tốt hơn để phục vụ cho việc sinh hoạt.
 
Anh Thực cho biết: “Trước đó, qua kiểm tra của cơ quan chức năng, giếng nước nhà tôi bị nhiễm phèn, nhiễm sắt nên có mùi tanh và được khuyến cáo không nên sử dụng cho sinh hoạt. Gia đình mong nhà máy nước sạch thi công nhanh đường ống để các hộ dân được dùng nước sạch, đảm bảo sức khỏe”.
 
Theo ông Lê Chí Thế, Chủ tịch UBND xã Thọ Lâm, nước sạch hiện là nhu cầu cấp thiết. Nhiều hộ dân xã Thọ Lâm đang phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo, đặc biệt là 500 hộ dọc tuyến quốc lộ 47C. Xã phấn đấu trong năm 2023, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt 90% trở lên. Để đạt được mục tiêu  này, UBND xã đã đề nghị Nhà máy Nước sạch Lam Sơn - Sao Vàng có cơ chế hỗ trợ người dân giảm bớt chi phí lắp đặt, đồng thời đề nghị Ngân hàng Chính sách hỗ trợ vay vốn trong việc lắp đặt ban đầu.
 
Không chỉ xã Thọ Lâm bị thiếu nước sạch, tình trạng này phổ biến trên địa bàn huyện Thọ Xuân, đặc biệt là các xã dọc sông Chu như Xuân Bái, Thọ Hải, Xuân Hòa, Phú Xuân, Xuân Thiên, Thọ Diên, Thọ Xương… Nguồn nước ngầm không chỉ bị ô nhiễm mà còn cạn kiệt, mất nước cục bộ khiến việc sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn. 
 
Trước thực trạng trên, UBND huyện Thọ Xuân đã mời Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa) tiến hành lấy ngẫu nhiên và phân tích 36 mẫu nước đại diện (24 mẫu nước giếng khoan, 12 mẫu nước qua hệ thống máy lọc RO) trên địa bàn 12 xã của huyện. Qua phân tích cho thấy, cả 36 mẫu đều không đạt tiêu chuẩn nước sạch để sử dụng. Nhiều mẫu nước có các chỉ tiêu Mangan, Nitrit, Amoni. Ecoli, Coliform quá cao với quy chuẩn. Đặc biệt, 35/36 mẫu có chỉ tiêu Coliform vượt giới hạn cho phép rất nhiều lần như tại hộ bà Lê Thị Bảy, ở thôn 6 xã Bắc Lương phát hiện chỉ tiêu Coliform gấp 11.667 lần giới hạn cho phép.
 
Từ kết quả phân tích trên, Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn khuyến cáo người dân nếu vẫn sử dụng về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Trung tâm đề nghị UBND huyện Thọ Xuân chỉ đạo UBND các xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để nhân dân đấu nối sử dụng nguồn nước sạch từ Nhà máy cấp nước tập trung thay thế các nguồn nước giếng nhằm đảm bảo sức khỏe, giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến việc sử dụng nước chưa đạt quy chuẩn.
 
Ông Lý Đình Sĩ, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân cho biết: Việc vận động nhân dân dùng nước sạch là vấn đề mới, gặp nhiều khó khăn. Theo đó, huyện đã lên kế hoạch tuyên truyền cụ thể như xây dựng các clip, các chuyên trang để người dân hiểu rõ hơn về lợi ích của việc dùng nước sạch. Huyện giao chỉ tiêu cho các xã, thị trấn về việc phát triển mạng lưới nước sạch đến các hộ dân. Bên cạnh đó, huyện hỗ trợ và đồng hành cùng Nhà máy Nước sạch Lam Sơn - Sao Vàng triển khai thi công tuyến ống chính cung cấp nước sạch cho các xã phía Nam sông Chu, đồng thời mở rộng mạng lưới tuyến ống cung cấp nước sạch cho 26 xã, thị trấn trên địa bàn của huyện Thọ Xuân. 
 
Để kích cầu người dân sử dụng nước sạch, Nhà máy Nước sạch Lam Sơn - Sao Vàng có cơ chế chỉ thu 3,5 triệu đồng/hộ để kéo đường ống nước đến đồng hồ (thấp hơn bình quân cả tỉnh là 1,5 triệu đồng/hộ); giảm giá nước tiêu thụ, từ 9.900 đồng/m3 xuống còn 6.600 đồng/m3 và thống nhất thu một mức giá chung. Tuy nhiên, đến nay mới có 6.500 hộ dân sử dụng nước sạch từ nhà máy này.
 
Bên cạnh việc nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước của các giếng khoan của các hộ dân dọc sông Chu đã bị cạn kiệt. Để xác định rõ nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu nước, UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu Sở Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Thọ Xuân và các đơn vị chức năng hỗ trợ về chuyên môn và kỹ thuật trong việc xác định cụ thể nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước và đề xuất các biện pháp giải quyết việc mất nước tại các giếng khoan của các hộ dân trên địa bàn huyện.
Duy Hưng - Hoa Mai
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI