Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Thứ năm, 21/11/2024, 20:17:44 PM (GMT+7)
Tài sản của con Bí thư Hải Dương: Cơ quan Trung ương cần làm rõ
(19:37:24 PM 25/05/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Dư luận xung quanh khối tài sản khổng lồ của con Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương phải được cơ quan trung ương làm rõ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội, TS Đinh Xuân Thảo nói.
>> Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh' >> Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc >> Nghiên cứu đánh giá về đốt mở và sử dụng thuốc BVTV đối với môi trường và sức khoẻ con người ở Việt Nam là hoạt động thiết thực >> WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch >> "Là bạn nhưng vạn lần tốt hơn": Đi tìm con người tối ưu nhất của bạn
TS Đinh Xuân Thảo |
- Trong vụ việc này, dư luận cũng nghi ngờ mảnh đất hơn 4.000m2 liệu có thực sự là của con ông Bí thư hay của ông Bí thư bởi một số cơ quan báo chí đã tìm hiểu nhưng câu trả lời hiện chưa được làm rõ - cá nhân ông nhìn nhận vụ việc này như thế nào?
Tôi cho rằng trong thông tin như thế cần làm rõ vì cái này đã đưa lên báo chí, nhiều người quan tâm rồi.
Cần phải sớm nhanh chóng làm rõ và có kết luận rõ ràng, nếu có vấn đề gì sai phạm gì thì xử lý nghiêm. Còn nếu không có vi phạm thì cũng phải thanh minh, phải khẳng định không có gì sai phạm để góp phần củng cố lòng tin của dân vào Đảng vào chính quyền, nhất là trong lúc hiện nay đang triển khai Nghị quyết TƯ 4 về xây dựng chỉnh đốn Đảng từ trên xuống.
Sự việc này liên quan đến người nắm cương vị cao nhất của một tỉnh nên càng cần phải làm rõ.
- Ông có thấy điều gì bất thường trong việc con quan chức cao nhất tỉnh có nhiều đất đai đến thế?
Sự việc này với người bình thường có thể không bị dư luận quan tâm nhiều như thế. Tài sản có từ nhiều nguồn, có thể có người nhà là “đại gia” làm ăn chân chính ở đâu đó trong hay ngoài nước mà người ta đầu tư vào.
Còn việc tích đất thì Luật đất đai đã quy định, ở đây xem đất đó có sử dụng hợp pháp hay không. Tích được đất, mua hay nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì là chuyện bình thường – nếu đúng quy định của pháp luật.
- Dư luận cũng đặt câu hỏi: với mức thu nhập của một cán bộ thuộc Sở LĐTB&XH, không hiểu con trai Bí thư tỉnh ủy Hải Dương lấy đâu ra tiền để xây dựng cho mình một dinh cơ lộng lẫy như thế?
Dư luận nghi ngờ người đó (con trai Bí thư tỉnh ủy Hải Dương – PV) là cán bộ công chức nhà nước thôi mà lại có nhiều đất như thế cũng chưa thật chính xác.
Ví dụ như tôi làm cán bộ nhà nước nhưng con tôi ở nước ngoài kinh doanh tốt, có tiền chuyển về cho bố. Tuy nhiên, khi đã nêu ra sự vụ như vậy thì cần phải làm rõ.
Hơn nữa, bản thân anh này là cán bộ công chức nhà thì cũng phải tuân theo Luật về cán bộ công chức trong việc kê khai tài sản, anh phải kê khai, phải kê khai rõ nguồn gốc tài sản. Việc này không phải vì báo chí nêu mới kiểm tra mà phải kê khai hàng năm, cán bộ công chức tất cả phải kê khai.
Bình thường không ai quan tâm đến thì kê khai để đấy. Nhưng về nguyên tắc trong luật đã quy định khi có ý kiến, khi có người quan tâm thì cơ quan tổ chức phải có trách nhiệm cung cấp hồ sơ kê khai tài sản đó cho rõ ràng, minh bạch.
- Nói như vậy có nghĩa là khi chưa làm rõ được nguồn gốc khối tài sản kia, sự việc mới trở nên bất bình thường?
Nếu nhìn qua về hình thức thì thấy bất bình thường lắm nhưng như tôi đã nói phải tìm hiểu rõ, biết đâu có thể có nguồn hợp pháp (người nhà, người thân đầu tư - NV), hay như ngay cả khi có dấu hiệu phạm pháp thì vẫn phải có khởi tố, điều tra, và người ta chỉ thực sự có tội khi có kết luận của cơ quan pháp luật.
Nguồn gốc khu vườn gỗ cổ thụ rộng hơn 4.000m2 ở Hải Dương đang được dư luận quan tâm. |
- Ai có thể đề nghị cơ quan chức năng cung cấp hồ sơ làm rõ việc này trước dư luận, theo ông?
Bất cứ ai kể cả báo chí cần biết rõ nguồn gốc tài sản đó thì tổ chức, nơi quản lý cán bộ đó và quản lý hồ sơ kê khai tài sản đó phải có trách nhiệm cung cấp.
- Mới đây, nhiều cơ quan báo chí đã tiếp cận với ông Bí thư Hải Dương (đang dự họp Quốc hội tại Hà Nội) và tiếp xúc với lãnh đạo huyện Ninh Giang (Hải Dương) nhưng câu trả lời thỏa đáng về vụ việc vẫn tiếp tục bị bỏ ngỏ. Theo ông lúc này nên làm thế nào để làm rõ sự việc?
Cái này phải làm rõ, sớm có việc xem xét, điều tra sự việc, nhưng vì đây là liên quan đến con vị lãnh đạo cao nhất một tỉnh thì tốt nhất phải do một cơ quan trung ương làm rõ trắng – đen, đúng - sai.
Theo quy định thì ngay cả lãnh đạo Nhà nước đều có thể đứng tên tài sản lớn nếu nó hợp pháp. Ví như ở Nga, Tổng thống hay Thủ tướng thu nhập một năm chỉ có mấy trăm nghìn ruble, nhưng vợ các vị Phó Thủ tướng thôi cũng có thể đứng tên hàng triệu, thậm chí mấy chục triệu ruble/năm. Vì vậy việc này cần phải nhanh chóng xem xét và có kết luận rõ.
- Xin cảm ơn ông!
(Theo VTC)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?