Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Thứ bảy, 18/01/2025, 13:07:56 PM (GMT+7)
Sóc Sơn như chốn vô pháp!
(11:42:40 AM 21/10/2018)(Tin Môi Trường) - Rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn được ví như lá phổi xanh của TP Hà Nội nhưng đang bị băm nát để xây nhà lầu, biệt phủ… diễn ra như chốn không người. Vậy thì gọi là vô pháp chứ gọi là gì?
>> Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa >> Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông >> VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương >> Đổi nhựa lấy quà, và sau đó? >> Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
Lấn chiếm đất rừng, kể cả đất rừng phòng hộ; thậm chí phù phép bằng mọi cách để bán luôn cả rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ…, từng xảy ra ở nhiều nơi chứ không riêng gì Sóc Sơn. Chuyện như thế nếu xảy ra tại vùng sâu, vùng xa thì không lạ, vì kẻ phá rừng vốn dĩ lén lút, chính quyền ở xa mà lực lượng kiểm lâm thì mỏng. Thế nhưng, xâm phạm đất rừng phòng hộ ở ngay thủ đô thì quả là rất lạ.
Thứ nhất, việc xâm phạm công khai chứ không lén lút. Bằng chứng là người ta xây dựng biệt phủ, villa, rồi cả những chốn chỉ để "ăn, chơi, nhảy, múa", mà xây dựng kiên cố chứ không phải mái tranh vách lá gì nhưng phần lớn là không cần giấy phép.
Thứ hai, chưa có vụ vi phạm nào mà cả Thanh tra Chính phủ lẫn Thanh tra TP Hà Nội đã có kết luận, kiến nghị xử lý từ cách đây hơn 10 năm - phát hiện tại rừng phòng hộ, đặc dụng ở Sóc Sơn có hơn 650 hộ xây dựng công trình trên đất lâm nghiệp với diện tích 11 ha; trong đó, gần 80 nhà kiên cố, nhà sàn và 26 trường hợp xây dựng theo mô hình trang trại, xưởng sản xuất… - nhưng trong khi vi phạm cũ chưa xử lý hết thì lại có thêm nhiều sai phạm mới.
Chỉ trong hơn 2 năm (từ tháng 1-2016 đến tháng 6-2018), qua kiểm tra 28 trường hợp xây dựng trên địa bàn này, nhà chức trách đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính với 12 trường hợp "tự ý chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp mà không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép". Chưa kể, 16 trường hợp khác được chính quyền huyện báo cáo "đã xây dựng từ những năm trước và sử dụng ổn định".
Tự ý chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp rồi xây dựng trái phép trên đó, thậm chí chuyển nhượng luôn mà quá lắm cũng chỉ bị phạt hành chính rồi nghiễm nhiên tồn tại, thì e rằng chỉ là ngoại lệ ở Sóc Sơn.
UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo tổ chức thanh tra toàn diện việc quản lý sử dụng đất, trật tự xây dựng từ năm 2008 đến nay tại 2 xã Minh Trí và Minh Phú, huyện Sóc Sơn. Như vậy, chính quyền TP Hà Nội đã cho thấy tín hiệu là sẽ làm nghiêm. Nếu làm nghiêm thật sự thì những chuyện cũ và trách nhiệm của các cấp chính quyền ở nhiệm kỳ cũ sẽ được xác định đâu ra đấy. Tin thì vẫn tin nhưng cũng như hơn 10 năm trước đã tin đấy thôi, cho nên tất cả vẫn đang ở phía trước!
Nói thẳng, chẳng ông cán bộ huyện nào dám làm trái chỉ đạo của TP Hà Nội và Thanh tra Chính phủ. Có vướng víu, có bóng dáng ai phía sau những biệt phủ, những villa lấn chiếm đất rừng thì các vị ở địa phương mới ậm ừ cho qua chuyện.
Những biệt phủ, villa chễm chệ mọc lên chưa biết là của ai nhưng chắc chắn là không phải của người dân bình thường. Người dân bình thường có tiền cũng chưa chắc xây được, vì đó là đất rừng phòng hộ đang được biết bao nhiêu ban ngành bảo vệ, sao dám xây!
Không có câu chuyện gia đình ca sĩ Mỹ Linh xây nhà không phép trên đất rừng phòng hộ ở Sóc Sơn làm dậy sóng dư luận, thì sự vô pháp ở chốn này có bị “khai quật”? Hay nó sẽ chìm xuống, âm thầm trôi qua như đã trôi qua cả thập kỷ nay?
Nếu lần này các sai phạm thay vì được kết luận đúng bản chất để có cơ sở xử nghiêm lại được hợp thức hóa để tồn tại, hoặc được kết luận sai phạm nhưng vẫn không xử lý triệt để như… từng không triệt để, thì lần nữa Sóc Sơn lại là ngoại lệ?
Chuyện đang xảy ra ở Sóc Sơn là một sự thách thức luật pháp, thách thức trật tự xã hội, nếu không xử lý nghiêm thì ngoại lệ này sẽ thành tiền lệ - mà là tiền lệ xấu, ảnh hưởng ra cả nước.
Lương Duy Cường (báo NLĐ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?