»

Thứ sáu, 22/11/2024, 17:42:18 PM (GMT+7)

Luật sư Nguyễn Văn Hậu phân tích sai phạm của Công ty CP Nicotex Thanh Thái

(09:13:46 AM 13/09/2013)
(Tin Môi Trường) - Hiện có hơn 1.000 chữ ký của người dân khởi kiện Công ty CP Nicotex Thanh Thái gây ô nhiễm. Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, Thành viên Hội đồng cố vấn Tin Môi Trường-người đã từng là luật sư của vụ Vedan sẽ tiếp tục đồng hành pháp lý cùng những người dân ở vùng ô nhiễm Thanh Hóa này. TMT giới thiệu những phân tích của Luật sư Nguyễn Văn Hậu về những sai phạm của Công ty CP Nicotex Thanh Thái theo pháp luật hiện tại.

 

 

Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM

 

Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường quy định nghiêm cấm hành vi “chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường”.

 

Điều 22 Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật được ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ về ban hành điều lệ bảo vệ thực vật, điều lệ kiểm dịch thực vật và điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật quy định việc tiêu hủy thuốc và bao bì thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo an toàn cho người, môi trường và hệ sinh thái và phải được thực hiện theo quy trình kỹ thuật do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành. Việc tiêu hủy thuốc và bao gói đã đựng thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo mức dư lượng tối đa cho phép trong đất, nước, không khí không được vượt quá mức quy định của Việt Nam, trong trường hợp chưa có mức quy định của Việt Nam thì không được vượt quá mức quy định của tổ chức y tế thế giới (WHO).

 

Đồng thời, cũng theo quy định tại Điều 22 Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật thì việc tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại. Về vấn đề xử lý chất thải nguy hại, Điều 73 Bảo vệ môi trường quy định chất thải nguy hại phải được xử lý bằng phương pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hoá học, lý học và sinh học của từng loại chất thải nguy hại để bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường; trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị xử lý thì phải lưu giữ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho đến khi chất thải được xử lý. Và chỉ những tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và mã số hoạt động mới được tham gia xử lý chất thải nguy hại.

 

Tuy nhiên, theo thông tin phản ánh trên báo chí thì Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái đã không tiến hành xử lý tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật theo quy định nêu trên mà lại chôn xuống lòng đất dẫn đến việc thuốc trừ sâu đã ngấm vào lòng đất gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Như vậy, hành vi của công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái đã vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là quy định về tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Nghị định 58/2002/NĐ-CP.

 

Chế tài:

 

Đối với vi phạm này của Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ngoài ra, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng cần xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân có liên quan đến vụ vi phạm này. Điều 182 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Trường hợp phạm tội làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm

 

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

 

Điều 130 Luật bảo vệ môi trường quy định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm: 1) Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; 2) Thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.

 

Việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường về sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường do cơ quan, tổ chức tiến hành độc lập. Ví dụ, trong vụ việc Vedan thì Tổng cục Môi trường đã có các văn bản đề nghị Viện Môi trường và Tài nguyên- Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phối hợp điều tra, khảo sát và xây dựng “Báo cáo đánh giá tác động môi trường và thiệt hại về kinh tế, môi trường do hành vi gây ô nhiễm của Công ty Vedan và các doanh nghiệp trên lưu vực sông Thị Vải”. Đây là cơ sở để làm căn cứ xử lý hành vi vi phạm và căn cứ để người dân yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm môi trường gây ra.  

 

Việc xác định thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định tại Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Ví dụ: Trường hợp xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm thì bao gồm các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có); Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.   

"Tôi đã từng làm việc với hàng ngàn nông dân tại tỉnh Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh trong vụ khởi kiện Cty Vedan xả thải ra sông Thị Vải làm ô nhiễm môi trường, nên rất cảm thông với người nông dân. Vụ Cty CP Nicotex Thanh Thái vi phạm pháp luật về môi trường, Hội Luật gia Việt Nam có chỉ đạo Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa vào cuộc trợ giúp pháp lý cho  người dân. Tôi sẽ đồng hành với Hội Luật gia Việt Nam, Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa để tư vấn pháp lý, giúp người dân khởi kiện Cty CP Nicotex Thanh Thái đòi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của Cty này gây ra."
 

Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Luật sư Nguyễn Văn Hậu phân tích sai phạm của Công ty CP Nicotex Thanh Thái

  • Dân nghèo Thanh Hóa (11:43:16 AM 16/09/2013)Cảm ơn luật sư Hậu

    Cảm ơn luật sư Hậu, bài phân tích của anh quá hay.Dân nghèo chúng tôi mừng lắm. Mong anh khỏe để tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi trong cuộc chiến chống lại cái xấu này. Trân trọng!

Gửi ý kiến bạn đọc về: Luật sư Nguyễn Văn Hậu phân tích sai phạm của Công ty CP Nicotex Thanh Thái

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI