Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Để người Trung Quốc nuôi cá ở Cam Ranh: Chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm
(21:33:12 PM 05/06/2012)
Sáng ngày 5-6, trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội về việc người Trung Quốc nuôi thủy sản gần khu vực quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, Vũng Rô và Phú Yên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Trần Đình Nhã khẳng định: “Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa và Chủ tịch các địa phương nếu để xảy ra tình trạng này là người quản lý toàn diện địa bàn có trách nhiệm trả lời rõ ràng để người dân yên tâm sau những thông tin vừa qua”.
Theo ông Trần Đình Nhã, trước hết, phải điều tra xác minh những thông tin mà báo chí đã nêu như các nhà bè nuôi cá chỉ cách quân cảng Cam Ranh có 300m và từ những bè cá của người Trung Quốc này có thể “quan sát” khá rõ quân cảng Cam Ranh hay không… “Nếu địa phương để xảy ra sai phạm thì chính quyền, lực lượng chức năng tại đây phải chịu trách nhiệm” – ông Nhã quả quyết.
Ông Trần Đình Nhã cho hay, khi để xảy việc người nước ngoài vào làm ăn, sản xuất tại các khu vực “nhạy cảm” trước hết thuộc về trách nhiệm của nhiều cấp, ngành; từ chính quyền, bộ đội biên phòng đến Công an (quản lý cư trú và khu vực biên giới).
Luật Cư trú đã quy định rất rõ về khu vực biên giới và địa bàn ven biển là khu vực biên giới. “Hiện Việt Nam có đủ chế tài để xử lý người vi phạm và cũng như cơ quan và chính quyền địa phương để lọt lưới” – ông Nhã nói.

Trước lo ngại, rằng việc nuôi trồng thủy sản hoặc các hoạt động khác của người nước ngoài ở khu vực quân cảng, biên giới, biển đảo có thể không đơn thuần là hoạt động kinh tế bình thường, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Trần Đình Nhã cho rằng, phải có điều tra cụ thể.
Việc đầu tiên, theo ông Nhã, là phải làm là xác định rõ địa điểm chính xác của những khu lồng bè, ranh giới bảo vệ cảng, tình hình cư trú của người nước ngoài. Nếu người nước ngoài đã lập gia đình tại Việt Nam thì bản chất của mối quan hệ đó thế nào… “Báo chí hãy vào cuộc góp phần làm sáng tỏ vấn đề này” – ông Nhã đề nghị.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho hay, để tránh những trường hợp tương tự như Cam Ranh, Vũng Rô... thì rất nên tiến hành tổng kiểm tra người nước ngoài nuôi trồng thủy sản ở khu vực biên giới, biển đảo trên toàn quốc.

“Hiện Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội chưa có kế hoạch giám sát về việc này nhưng chúng tôi sẽ họp bàn với nhau. Với tư cách là thành viên của ủy ban, tôi sẽ đề nghị xem xét lại toàn bộ việc đầu tư ở khu vực biên giới, biển đảo…” – ông Nhã quả quyết.
Trước đó, báo chí đã phát hiện vùng biển thuộc TP Cam Ranh (Khánh Hoà) đã có nhiều bè cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, với cả trăm lồng nhưng lại do người Trung Quốc làm chủ và được xây dựng rất kiên cố, thậm chí kín cổng cao tường.
Nơi người Trung Quốc nuôi bè cá từ nhiều năm nay này được xem là cách khu vực quân cảng Cam Ranh vài trăm mét về phía Bắc.
Báo Người Lao động cũng phát hiện dưới mác chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản ở Vũng Rô (xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa - Phú Yên), gần chục năm qua, 10 người Trung Quốc đã lập các cơ sở nuôi cá mú và cá bóp trái phép với quy mô rất lớn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
-
Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
-
Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
-
Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
-
Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
-
Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
-
Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
-
Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
.jpg)