Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Đánh khẽ “tội phạm đầu độc xã hội”?
(18:44:50 PM 11/11/2013)Lý do từng được nhiều cơ quan chức năng đưa ra giải thích cho sự “nương tay” này là “quy định xử phạt hiện vẫn nhẹ, chưa đủ sức răn đe”. Như vụ công ty Nicotex Thanh Thái chôn thuốc trừ sâu và vụ công ty thuộc da Hào Dương vi phạm nghiêm trọng, cố ý nhiều lần song đến nay ngoài phạt hành chính thì vẫn chưa rõ “số phận” cuối cùng của các công ty này. Tuy nhiên, bà Lê Thị Nga, phó chủ nhiệm uỷ ban Tư pháp của Quốc hội lại cho rằng, ngay với xử phạt hành chính các cơ quan cũng chưa từng áp đến mức cao nhất. Bà dẫn chứng, từ các vụ Vedan, Tungkuang, đến Nicotex, Hào Dương, chưa vụ nào bị áp mức phạt tối đa là 500 triệu đồng. “Đặc biệt, trong nhiều vụ việc, có căn cứ để truy cứu pháp luật hình sự nhưng cho đến nay chúng ta chưa truy cứu một trường hợp gây ô nhiễm nào”, bà Nga hoài nghi.
Bảy năm trước, trong ngày lễ ra mắt thành lập cục Cảnh sát môi trường, ông Phạm Khôi Nguyên, khi ấy là thứ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường cũng từng thừa nhận, tuy pháp luật hình sự đã quy định nhưng việc chưa thể khởi tố một vụ việc nào về vi phạm môi trường khiến nhiều trường hợp cố tình vi phạm. Vì thế, ông Nguyên kỳ vọng rất lớn, việc thành lập lực lượng cảnh sát này sẽ giúp đưa nhiều vụ việc ra khởi tố.
Thế nhưng, dù qua một thời gian dài đi vào hoạt động sau đó, đã bắt được quả tang nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng, nhưng một phó cục trưởng cục Cảnh sát môi trường từng tâm sự với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, có vụ, cơ quan này đã làm hồ sơ chuẩn bị đề nghị truy tố, nhưng lại vướng mắc ở chỗ là chưa có văn bản nào hướng dẫn về xử lý hình sự với tội phạm môi trường, dù trong bộ luật Hình sự 1999 đã có quy định. Ông ví dụ như việc chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thế nào là nghiêm trọng, hay vùng ô nhiễm, khu vực ô nhiễm; hoặc cần có quy định cơ quan giám định nào đủ thẩm quyền pháp lý, người ký văn bản giám định thế nào thì đủ tư cách…
“Trước hết cần bắt tay làm ngay những vụ đại biểu Quốc hội và cử tri đang bức xúc hiện nay, đó là Hào Dương, là Nicotex. Cả hành chính và hình sự đều có thể xử lý nghiêm, vấn đề chỉ là chúng ta có xử lý hay không mà thôi!” Bà Lê Thị Nga, phó chủ nhiệm uỷ ban Tư pháp |
Để tình trạng vi phạm môi trường lặp đi lặp lại, theo phó chủ nhiệm uỷ ban Tư pháp là “do luật đã không được chấp hành nghiêm, trước hết là ở người thi hành công vụ”. Thậm chí, có sự thiếu trách nhiệm, dung túng, bao che, cả ở trung ương và địa phương. Đơn cử như vụ Nicotex, bà Nga cho biết từ năm 2008 đến nay có mười đoàn đến làm việc, kết quả phạt tiền nhẹ, nhắc nhở, chấn chỉnh. “
Đặc biệt, năm 2010, có một đoàn của cục Bảo vệ thực vật, bộ Nông nghiệp về thanh tra nhưng kết thúc thanh tra không có tài liệu phản ánh kết quả xử lý. Năm 2012, chi cục Bảo vệ thực vật Thanh Hoá kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng, kết luận cơ sở đạt loại A”, bà Nga nói thẳng. Hoặc vụ Hào Dương xả thải vi phạm từ năm 2007 đến nay đã bị xử phạt hành chính chín lần, nhưng vẫn tái phạm. “Có thể khẳng định các vụ gây ô nhiễm vừa qua đã gây hậu quả nghiêm trọng và đều được thực hiện cố ý, có tổ chức chặt chẽ với thủ đoạn tinh vi nhằm che giấu, đối phó. Đó là xây dựng hệ thống xả thải ngầm, bí mật vào ban đêm... Nicotex còn chôn kèm theo rất nhiều muối và vôi bột để hoá chất nhanh phân huỷ ra môi trường. Đây là những vụ phạm tội có tổ chức, có người chủ mưu, chắc chắn một cá nhân không thể làm được, người thực hiện vì lợi ích của doanh nghiệp. Những dấu hiệu khách quan này là minh chứng rõ ràng rằng lãnh đạo doanh nghiệp không thể vô can.
Trong luật pháp hình sự, đã có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, có hậu quả nghiêm trọng, cố ý, vấn đề còn lại cá thể hoá trách nhiệm hình sự, là không quá khó khăn đối với các cơ quan tố tụng”, bà Nga nhận định. Vẫn theo bà Nga, luật pháp hiện hành quy định việc xử phạt trách nhiệm pháp nhân không loại trừ và thay thế cho trách nhiệm cá nhân. Vì thế, nếu nói pháp luật chưa quy định trách nhiệm pháp nhân nên không xử phạt được là bao biện!
Thảo luận về công tác phòng chống tội phạm tuần trước, nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng nghi ngờ về tình trạng bao che, tiêu cực trong các cơ quan thi hành pháp luật. Và đáng nói hơn, không ít đại biểu lo ngại rằng, tình trạng này là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng “tự xử” trong dân, đang dần trở nên phổ biến. Với lĩnh vực môi trường, theo bà Nga, việc dung túng bao che trên là nguyên nhân của những vụ hàng trăm người dân tụ tập bao vây các cơ sở ô nhiễm, tự thu thập chứng cứ, bảo vệ hiện trường và có những hành động vượt quy định cho phép. Cho nên, “Chính phủ cần thay đổi cách đánh giá khi có sự cố xảy ra, thay vì quy lỗi cho thể chế, pháp luật thì phải tổ chức thực hiện nghiêm pháp luật hiện hành, quy rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm cả về hành chính và hình sự, không chỉ với người trực tiếp vi phạm mà cả những tổ chức cá nhân có trách nhiệm quản lý nhà nước.
Trước hết cần bắt tay làm ngay những vụ đại biểu Quốc hội và cử tri đang bức xúc hiện nay, đó là Hào Dương, là Nicotex”, bà Nga đề nghị và nhấn mạnh: cả hành chính và hình sự đều có thể xử lý nghiêm, vấn đề chỉ là chúng ta có xử lý hay không mà thôi! “Nếu chúng ta chỉ vì bảo vệ vài trăm công nhân và vài ngàn người dân cung cấp nguyên liệu cho nhà máy để không đình chỉ hoạt động, thì sao lại không bảo vệ hàng triệu người dân sống phụ thuộc vào các khu vực đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, bà Nga tha thiết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?