Thứ bảy, 18/01/2025, 05:05:41 AM (GMT+7)

Thúc đẩy xã hội hóa nguồn lực bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu

(07:20:37 AM 22/06/2023)
(Tin Môi Trường) - Sáng 20/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội Việt Nam) phối hợp Trung tâm Con người và Thiên nhiên tổ chức Hội thảo “Xã hội hóa nguồn lực bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu”.

 Thúc[-]đẩy[-]xã[-]hội[-]hóa[-]nguồn[-]lực[-]bảo[-]tồn[-]đa[-]dạng[-]sinh[-]học,[-]ứng[-]phó[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu

Quang cảnh hội thảo

 
Phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, giảm sút đa dạng sinh học là một vấn đề nghiêm trọng ở nước ta. Ô nhiễm và suy giảm chất lượng môi trường sống cũng đang diễn ra ở khu vực nông thôn khi nguồn nước và đất đai bị tác động mạnh mẽ do các phương thức canh tác lạm dụng hóa chất nông nghiệp, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên thiếu bền vững. Việc giải quyết các thách thức này đòi hỏi nhiều nguồn lực khác nhau bên cạnh nguồn ngân sách từ Chính phủ. Xã hội hóa và huy động nguồn lực bên ngoài có thể góp phần hiện thực hóa các giải pháp môi trường. Chính vì vậy, nội dung xã hội hóa đã được thể hiện trong nhiều chủ trương, chính sách khác nhau về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên của Đảng và Nhà nước.
 
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quang Thao đề xuất, trong khuôn khổ Hội thảo, đại diện cộng đồng các tổ chức, nhà khoa học, nhà quản lý cùng chia sẻ, thảo luận giải pháp thúc đẩy các cơ chế, chính sách nhằm thực hiện tốt hơn chủ trương xã hội hóa; huy động nguồn lực hiệu quả để chung tay góp phần vào mục tiêu quốc gia và toàn cầu về bảo tồn thiên nhiên, thích ứng biến đổi khí hậu. Đồng thời, cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm, góp phần phát triển bền vững đất nước.
 
Chia sẻ các sáng kiến xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường từ kinh nghiệm của Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường Việt Nam, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường Việt Nam (VACNE) cho biết: Thời gian qua, Hội đã tổ chức một số hội chợ, triển lãm quốc tế về công nghệ môi trường và các sản phẩm sinh thái thân thiện môi trường, an toàn cho sức khỏe cộng đồng; các chuyến đạp xe truyền thông môi trường cho mọi lứa tuổi. Hội cũng chủ động xuất bản các ấn phẩm quan trọng về tài nguyên, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững; liên tục tổ chức loạt các hội thảo khoa học có chọn lọc về tài nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
 
Thúc[-]đẩy[-]xã[-]hội[-]hóa[-]nguồn[-]lực[-]bảo[-]tồn[-]đa[-]dạng[-]sinh[-]học,[-]ứng[-]phó[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu
Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường Việt Nam (VACNE) phát biểu
 
Nổi bật, sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam là sáng kiến xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường quan trọng nhất của VACNE góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan môi trường. Đây cũng là sự tiếp nối truyền thống văn hóa của các dân tộc Việt, góp phần cải thiện đời sống người dân; mở ra những hướng hoạt động mới trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
 
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững trong thời gian tới, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Sinh khuyến nghị Liên hiệp hội Việt Nam cần phối hợp các cơ quan chức năng chú trọng cách tiếp cận huy động sức mạnh cộng đồng bảo vệ môi trường. Đặc biệt, cần cụ thể hóa thông tin cần thiết cho từng đối tượng, từng công việc; san sẻ nhiều hơn các dịch vụ công cho cộng đồng về bảo vệ môi trường; tiến tới có các quy định cụ thể trong bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
 
Tại Hội thảo, các đại biểu, chuyên gia cũng thảo luận một số nội dung như: Kinh nghiệm quốc tế về huy động nguồn lực, hỗ trợ, tài trợ cho các tổ chức phi lợi nhuận trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên; hiệu quả từ xã hội hóa cho bảo vệ và phát triển rừng: Bài học từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng... Qua đó, nhiều đại biểu đã đề xuất giải pháp xã hội hóa bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền giáo dục, vận động tham gia xã hội hóa; hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp liên quan đến xã hội hóa; đẩy mạnh xã hội hóa nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
Diệu Thúy
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thúc đẩy xã hội hóa nguồn lực bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

VACNE 30 năm
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI