Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Chuyện lạ ở Quảng Ninh: Ngang nhiên xây biệt thự sát bên vịnh Hạ Long? 
(18:04:19 PM 14/11/2014)
Căn biệt thự đang được gấp rút hoàn thiện.
Nhiều khuất tất phía sau cánh cổng sắt
Theo một số người dân đang sinh sống tại khu tái định cư làng chài Hà Phong bức xúc cho biết: Dự án bến tàu của UBND TP Hạ Long triển khai mãi không xong. Lại phụ thuộc vào con nước nên dự án này khó có thể thành công. Chỉ có mỗi con đường duy nhất đi tắt ra biển là qua khu vực Công ty CP Nhật Long, hoặc đi bên cạnh con suối Lộ Phong mới ra biển mưu sinh được.
Lấy lý do đất của mình quản lý, Công ty CP Nhật Long đã làm cổng, ngăn không cho nhân dân qua lại. Hàng ngày, có người canh gác cẩn trọng, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Anh Nguyễn Văn Tuấn, một người dân sống ở khu dân cư gần đấy cho biết thêm, thực tế, phía trong cánh cổng này có nhiều chuyện khuất tất, đặc biệt việc Công ty này hút cát ở đâu về rồi đánh đống trong suốt một thời gian dài, không thấy cơ quan chức năng nào kiểm tra.
Để tìm hiểu sự việc người dân phản ánh, phóng viên đã phải đi vòng phía bên kia bờ suối Lộ Phong, tiếp giáp khu đồn cảnh sát cơ động. Qua quan sát, chúng tôi thấy: một căn biệt thự nguy nga, tráng lệ đang được xây dựng lên tới tầng 3. Các thợ xây đang hì hục trát hoàn thiện căn biệt thự này. Ở một góc khác, chúng tôi thấy có 2 chiếc máy xúc đang xúc dọn những đống than lớn. Lại một góc khác, 2 chiếc máy xúc đang quay gầu xúc cát. Một đường ống cỡ lớn đang chảy cát từ đâu đó phun về bãi cát này. Từng chiếc xe tải lần lượt xếp hàng, chở cát đi…
Trong vai một người đi biển, phóng viên đã tiếp cận với chiếc cổng sắt ngăn kín lối ra biển. Đúng như lời tố cáo của người dân, một người bảo vệ già, gác cổng ở đây thẳng thừng lời từ chối khi phóng viên ngỏ ý muốn ra bờ vịnh Hạ Long ngắm cảnh. Người bảo vệ này cho biết: đây là khu đất của một “ông trùm”, nên yêu cầu “cấm cửa” người dân qua lại, nếu không được phép, dù bất kể người đó là ai!. Sau khi “xin xỏ” đủ kiểu mà không qua nổi cửa ải này, phóng viên đành đứng ngoài ngó nghiêng, nhưng cũng bị người bảo vệ này xua đi và gọi điện cho ai đó thông báo tình hình…?
Trách nhiệm thuộc về ai?
Rộng đường dư luận, phóng viên đã đến làm việc với UBND phường Hà Phong để tìm hiểu giấy phép xây dựng căn biệt thự này…Một cán bộ của UBND phường cho biết, mình mới về nhận công tác nên còn “lơ mơ” chưa nắm được hết. Còn một lãnh đạo khác thì thừa nhận, đúng là có chuyện người dân “tố” những sai phạm trong khu vực đất do Công ty CP Nhật Long quản lý. Hiện thanh tra đang rà soát và báo cáo lên UBND TP Hạ Long chờ xin ý kiến.
Qua điều tra, chúng tôi được biết: Căn biệt thự đang xây dựng trong Khu nuôi trồng thủy sản của công ty CP Nhật Long này bị người dân tố giác là xây dựng trái phép. Phía Công ty cũng bị tố không có giấy phép khai thác khoáng sản, vậy cát ở đâu tập kết về đây?. Rất mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc làm rõ.
Tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi được biết: Sau khi người dân có quá nhiều kiến nghị về tình trạng xây dựng nhà trái phép. UBND TP Hạ Long đã có chỉ đạo thành lập đoàn công tác kiểm tra trong quản lý đất đai và hoạt động xây dựng tại phường Hà Phong theo Quyết định số 109/QĐ-UBND. Ngày 29/8/2014, tổ công tác do ông Điệp Hùng Thắng, Đội phó Đội thanh tra xây dựng và trật tự đô thị TP Hạ Long đã có báo cáo số 02/BC-TCT về những vi phạm của Công ty CP Nhật Long. Báo cáo này cũng nêu khá chi tiết những vi phạm của Công ty Nhật Long. Tuy nhiên, kể từ ngày gửi báo cáo đến nay, UBND TP Hạ Long chưa đưa ra kết luận cuối cùng để xử lý dứt điểm vụ việc, khiến dư luận không khỏi băn khoăn, nghi ngờ...
Công ty CP Nhật Long luôn đóng chặt cánh cổng như thế này
Không hiểu Công ty Nhật Long hút cát từ đâu về
Phó chủ tịch UBND Phường Hà Phong trao đổi với phóng viên
Dòng suối Lộ Phong bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
-
Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
-
Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
-
Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
-
Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
-
Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
-
Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
-
Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
.jpg)