Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Thứ bảy, 18/01/2025, 11:12:23 AM (GMT+7)
Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng chịu trách nhiệm về hàng loạt sai phạm đất đai
(20:12:17 PM 01/07/2020)(Tin Môi Trường) - Thanh tra Chính phủ vừa yêu cầu chủ tịch, các phó chủ tịch tỉnh Lâm Đồng có liên quan kiểm điểm về những thiếu sót trong buông lỏng quản lý đất đai, gây thất thoát ngân sách nhà nước.
>> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa >> Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên >> VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương >> Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
Dinh 1 nằm trong dự án King Palace - Ảnh: P.L.B
Kết luận thanh tra quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vừa được Thanh tra Chính phủ ban hành cho thấy trong quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn có hàng loạt sai phạm.
Buông lỏng quản lý
Có 2 dự án quy hoạch sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch xây dựng được Thủ tướng phê duyệt là khu nhà trưng bày sản phẩm ôtô, kinh doanh dịch vụ ôtô do Công ty CP Toyota Nha Trang xây dựng tại quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt; trung tâm thương mại và dịch vụ giải trí do Công ty CP đầu tư Phong Vân làm chủ đầu tư tại 37 Trần Hưng Đạo, TP Đà Lạt.
Có 4 DN thuê đất không phù hợp với quy hoạch gồm Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Lâm Đồng thuê đất nông nghiệp tại phường 5, phường 7, TP Đà Lạt để xây dựng bể chứa nước; Công ty CP đầu tư công nghệ giải trí Én Việt thuê đất di tích danh lam thắng cảnh để sản xuất phi nông nghiệp; Công ty CP điện Bình Thủy Lâm Đồng thuê đất nông nghiệp để xây dựng thủy điện Đại Bình; Tổng công ty Điện lực miền Nam thuê đất lâm nghiệp xây dựng móng trụ điện.
Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện 6 trường hợp thuê đất tại TP Đà Lạt không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, trái với quy định của Luật đất đai.
Đó là các dự án điểm du lịch tham quan, dã ngoại rộng 50.000m2 của Công ty TNHH Thuận Thuận Đà Lạt; điểm du lịch tham quan dã ngoại thác Bảo Đại rộng hơn 46.600m2 của DN tư nhân Phong Phú Lâm Đồng; dự án trồng sâm Ngọc Linh rộng 459.000m2 của Công ty CP đầu tư phát triển Hữu Phú.
Dự án trung tâm thương mại Nguyễn Kim Đà Lạt, rộng 1.929m2 của Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển Nguyễn Kim; dự án đầu tư điểm du lịch sinh thái K’Lan rộng 2.923.000m2 của Công ty TNHH xây dựng giao thông Tiến Lợi và dự án đầu tư nuôi cá nước lạnh rộng 28.700m2 của DN tư nhân Bé Lớn.
Thanh tra Chính phủ kết luận những vi phạm trên thuộc trách nhiệm của chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, phó chủ tịch tỉnh phụ trách về đất đai và những người liên quan.
Đề nghị thu hồi 3 dự án
Trước những sai phạm đất đai tại Lâm Đồng, Thanh tra Chính phủ kiến nghị chấm dứt hoạt động, thu hồi đất của 3 dự án do qua kiểm tra, xác minh có vi phạm pháp luật đất đai và đầu tư.
1. Dự án vườn ươm do Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt thuê tại phường 7, TP Đà Lạt với diện tích gần 50.000m2. Tiến độ thực hiện dự án từ 2014-2016 nhưng đến nay chưa được triển khai.
Trước đó, tháng 1-2013, Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định cho công ty này thuê diện tích gần 80.000m2 để thực hiện dự án vườn ươm. Nhưng cơ quan thanh tra khẳng định trong nhiều năm qua chủ đầu tư không triển khai thực hiện dự án, chưa làm thủ tục điều chỉnh tên công ty sau khi cổ phần hóa, chưa điều chỉnh tên hợp đồng thuê đất đã ký, chậm triển khai dự án do vướng khiếu nại của bà con.
2. Dự án khu du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp (King Palace) do Công ty TNHH Hoàn Cầu đầu tư tại đường Trần Quang Diệu, phường 10, TP Đà Lạt.
Công ty này được thuê đất năm 2014 với diện tích hơn 158.000 m2. Theo Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định cho công ty này thuê nhà, đất Dinh I để đầu tư khu du lịch khi không có trong kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 là vi phạm quy định Luật Đất đai 2013. Việc cho thuê nhà đất Dinh I và các biệt thự trên khuôn viên 1,86ha không thông qua đấu giá là vi phạm Nghị định 52 năm 2009 của Chính phủ.
UBND tỉnh giải trình do các biệt thự và Dinh I xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập, trong khi ngân sách không có kinh phí sửa chữa. Địa phương đã kêu gọi đầu tư nhưng chỉ có Công ty TNHH Hoàn Cầu đăng ký nên được tỉnh đồng ý chỉ định cho thuê không qua đấu giá.
Thanh tra Chính phủ cho rằng trường hợp công ty này có nhu cầu thuê lại Dinh I và các biệt thự, đất trong khuôn viên thì xác định lại giá, cho thuê tài sản theo đúng quy định, tránh làm thất thu ngân sách.
3. Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh tại huyện Đức Trọng do Công ty CP đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh làm chủ đầu tư.
Dự án có diện tích sử dụng đất khoảng 3.595ha tại 4 xã Phú Hội, Ninh Gia, Tà Hine và Ninh Loan, huyện Đức Trọng. Năm 2012, tỉnh Lâm Đồng có quyết định cho phép công ty này chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án kể trên với tổng diện tích đất chuyển mục đích hơn 323ha.
Tổng số tiền sử dụng đất phải nộp hơn 226 tỉ đồng. Sau khi miễn giảm 30%, số tiền sử dụng đất còn phải nộp hơn 158 tỉ đồng. Tuy nhiên sau đó, công ty này không tuân thủ nghĩa vụ tài chính. Số tiền sử dụng đất phải nộp là hơn 158 tỉ đồng nhưng dù được đôn đốc nhiều lần công ty vẫn không nộp.
Tính đến tháng 10-2018, tiền phạt chậm nộp của dự án khoảng 104 tỉ đồng. Đồng thời công ty còn nợ đọng số tiền bồi thường thiệt hại tài nguyên, môi trường rừng hơn 6,6 tỉ đồng.
Đến tháng 10-2018, UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định số 2020 điều chỉnh lại quyết định số 293-2012, trong đó có nội dung chưa thực hiện chuyển mục đích sang đất ở đối với diện tích hơn 166ha đã được chuyển mục đích từ năm 2012.
Theo đó, diện tích đất ở đã được chuyển đổi từ năm 2012 trở về trạng thái đất chuyên dùng và công ty không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với số tiền hơn 262 tỉ đồng, bao gồm cả tiền phạt chậm nộp.
Thanh tra Chính phủ cho rằng việc UBND tỉnh không quyết định thu hồi đất chưa thực hiện đúng theo quy định Luật đất đai 2013, thể hiện sự tùy tiện, chạy theo chủ đầu tư trong quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng.
Trách nhiệm chính để xảy ra sai phạm nêu trên thuộc chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường, Sở Kế hoạch - đầu tư, cục trưởng Cục Thuế.
Với hàng loạt sai phạm đất đai tại tỉnh Lâm Đồng, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên - môi trường chủ trì phối hợp Bộ Tài chính, các cơ quan có liên quan kiểm tra, thẩm định lại giá cho thuê đất các dự án trung tâm thương mại và dịch vụ giải trí của Công ty CP đầu tư Phong Vân; dự án xây dựng khách sạn 5 sao tại số 1 Hùng Vương, TP Đà Lạt; khu trưng bày sản phẩm kinh doanh dịch vụ ô tô tại quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt.
(Bảo Ngọc/TTO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?