Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Cho phép khai thác đất ở Đà Nẵng: Ký quyết định "chạy hưu"
(14:16:58 PM 12/03/2015)
Khai thác đất đồi ở thôn Hòa Phước do Cty Thịnh Quốc Phong thực hiện, dưới danh nghĩa cải tạo. Ảnh: Nam Cường
Trong khi người dân uất ức vì ô nhiễm nhưng phải nín nhịn bởi các DN phá đồi ruộng có “lá bùa” giấy phép đồng ý của UBND thành phố Đà Nẵng do ông Văn Hữu Chiến (nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) ký vào cuối tháng 12/2014. Điều đáng nói, những văn bản cấp phép này bỏ qua tất cả những quy trình thông thường, được ký vội vàng ngay trước khi ông Chiến về hưu.
Phá ruộng, phá đồi
Trưa nắng, từng đoàn xe ben Dong Feng 10 tấn của DN Thịnh Quốc Phong vẫn rầm rập chạy trên tỉnh lộ ĐT 604. Đoạn giáp ranh từ xã Hòa Phong lên Hòa Phú, hàng chục nhà dân xung quanh đường phải đóng cửa thường xuyên vì bụi tung mù mịt. Địa điểm khai thác đất đồi gò, đất ruộng của 2 DN Thịnh Quốc Phong và Thịnh Phú Lâm là thôn Hòa Phước (xã Hòa Phú).
Ông N.Đ.T (có nhà ở bên đường, giáp với thôn Hòa Phước), dọn mâm cơm ra, đóng chặt cửa vì sợ bụi, ngán ngẩm: “Dân nói miết nhưng đâu lại vào đó. Họ chạy xe một tuần thì tưới nước một bữa. Chúng tôi nói với trưởng thôn, nhưng nhà ông ấy trong hẻm, đâu có bụi bặm gì.
Chính quyền xã, huyện thì xa quá”. Nói nhiều nhưng không ai nghe, người dân thỉnh thoảng lại đưa bàn ghế, vật dụng để lấn ra vỉa hè, mong tài xế vì chướng ngại vật mà giảm tốc độ. Tại hiện trường đồi gò ở thôn Hòa Phước, nguyên một quả đồi đã được bạt một nửa, hiện trạng nham nhở, tan hoang. Hai xe múc cật lực, đoàn xe Dong Feng hơn 10 chiếc ra vào liên tục. Còn tại vùng đất ruộng cách đó không xa, hai xe múc đang nghỉ trưa, từng mảnh ruộng xanh mướt khi xưa biến mất, thay vào đó là bức tranh loang lổ. Theo tìm hiểu, mỏ đất đồi do Cty Thịnh Quốc Phong mua lại của 4 hộ dân do ông Ngô Duy Vinh (sống ở thôn Hòa Phước) đứng đầu, được cấp phép ngày 29/12/2014.
Làm việc với chúng tôi, G.Đ Cty này là ông Nguyễn Đức Đăng Khoa cho hay, trữ lượng mỏ đất đồi này khoảng 60 ngàn m3. Hiện có khoảng 10 xe ben chở đất ra vào/ngày, khai thác 700 - 800 m3 đất, đổ san lấp mặt bằng cho dự án đường cao tốc. Theo ông Khoa, giá trị hợp đồng đổ đất 10 ngàn m3 ông được trả 1 tỷ đồng. Thời hạn khai thác là 4 tháng. Tương tự, khu ruộng bị nạo múc đất sét cũng ở thôn Hòa Phước do Cty Thịnh Phú Lâm khai thác, đất sét dùng để bán cho các lò gạch.
Nay ký, mai nghỉ hưu
Theo tìm hiểu, văn bản đồng ý cho nhóm hộ ông Nguyễn Duy Vinh cải tạo đồi gò (thực chất nhóm hộ dân bán cho Cty Thịnh Quốc Phong với giá gần 300 triệu đồng) do ông Văn Hữu Chiến ký ngày 29/12/2014. Tương tự, văn bản UBND TP đồng ý cho Cty Thịnh Phú Lâm khai thác đất ruộng dưới hình thức cải tạo đất nuôi trồng thủy sản được ông Chiến ký ngày 30/12/2014. Việc chẳng có gì đáng nói nếu như các văn bản này tuân thủ quy định. Thực tế, theo tìm hiểu, cả hai văn bản đều phớt lờ đơn vị tham mưu quan trọng là Sở TNMT thành phố. Ngoài ra, ký xong hai văn bản này, ông Văn Hữu Chiến cũng chính thức nghỉ hưu từ ngày 1/1/2015.
Theo phòng Khoáng sản (thuộc Sở TNMT), chưa bao giờ Sở tham mưu cho UBND thành phố cấp phép cho ai cải tạo đất đồi, ruộng hoặc khai thác mỏ dưới dạng cải tạo. Trong danh mục các đơn vị đang khai thác trên địa bàn thành phố, không hề có tên những đơn vị này. “Cái này do UBND huyện trình lên UBND thành phố, không hề thông qua Sở, chỉ đến khi có giấy phép họ mới cho chúng tôi bản phô tô” - một cán bộ phòng khoáng sản cho biết. Như thế liệu có đúng quy trình? “Tất nhiên là không đúng” - cán bộ Sở TNMT cho biết.
Tháng 8/2013, sau khi Tiền Phong có loạt bài về tình trạng khai thác đất ở Hòa Vang, UBND TP sau đó đã ban hành một chỉ thị (16/CT-UBND, ngày 13/11/2013) gửi các sở, ban ngành, quận huyện yêu cầu tăng cường kiểm tra, nghiêm cấm để xảy ra khai thác khoáng sản trái phép hoặc núp bóng cải tạo đất đồi, ruộng để tận thu khoáng sản. Trong đó, UBND thành phố nêu rõ giao Sở TNMT là cơ quan đầu mối, tổng hợp tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Sở TNMT cũng là đơn vị nắm tình hình để tham mưu cho UBND thành phố tất cả các loại cấp phép khai thác khoáng sản hoặc cải tạo mặt bằng, hạ thấp cao trình, nạo vét hồ… Chỉ thị này do ông Văn Hữu Chiến lúc đó là Chủ tịch UBND thành phố ký.
Ông Đặng Phú Hành - Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang thừa nhận có chuyện xe ben gây ô nhiễm môi trường. Còn việc huyện làm tờ trình tham mưu cho UBND thành phố thì “phòng tài nguyên môi trường thấy hợp lý nên họ làm”.
Vì sao UBND thành phố bất chấp sai quy trình cấp phép vẫn ban hành văn bản một cách vội vàng ngay trước thời điểm ông Văn Hữu Chiến về hưu?
Ký xong hai văn bản này, ông Văn Hữu Chiến cũng chính thức nghỉ hưu từ ngày 1/1/2015.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?