Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Chấn chỉnh tình trạng bảo kê khai thác cát trái phép trên sông Hương, sông Bồ
(10:26:40 AM 11/06/2015)Ảnh minh hoạ
Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Tình trạng buông lỏng quản lý ở một số địa phương dẫn đến một số người dân từ chỗ tự phát trở thành người bảo kê, cảnh giới lực lượng chức năng để báo cho các đối tượng khai thác cát, sỏi trái phép. Để chấm dứt tình trạng này, UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép và các bãi tập kết cát, sỏi trái phép thuộc địa bàn mình quản lý. Các xã, phường thường xuyên tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý khoáng sản, xử phạt trong hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên hệ thống phát thanh của địa phương; nắm tình hình dân tự ý thu tiền các đối tượng khai thác cát, sỏi để chấn chỉnh ngay; xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép, cũng như các bãi tập kết cát, sỏi trái phép.
Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Cảnh sát đường thủy, Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường và Công an các huyện, thị xã phối hợp với các ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép, các chủ phương tiện vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, vi phạm quy định về an toàn giao thông, tổ chức xử phạt hành chính đối với các đối tượng khai thác trái phép. Đối với các trường hợp cố tình vi phạm, cố tình lặp lại vi phạm, cần có giải pháp kiên quyết theo quy định của pháp luật với hình thức xử lý cao nhất.
Ở hạ nguồn sông Bồ đoạn chảy qua phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà), các xã Quảng Phú, Quảng Thành và Quảng Thọ (huyện Quảng Điền), thời gian qua tình hình khai thác cát trái phép diễn biến phức tạp. Chỉ một khúc sông chảy qua phường Hương Xuân có hơn 10 chiếc thuyền khai thác cát từ lúc mờ sáng. Ước tính, mỗi thuyền có thể hút 5 chuyến cát/buổi; thuyền nhỏ thì khoảng 15m3, riêng sà lan thì từ 70-100m3 cát nên lượng cát ở lòng sông bị hút mất khá lớn. Đây là nguyên nhân gây sạt lở nặng bờ sông khi mùa mưa đến. Cũng trên sông Bồ, đoạn thượng nguồn Khe Băng khoảng 200m thuộc phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, thường xuyên có 5 thuyền luân phiên hút cát suốt cả ngày. Trên sông Hương, đoạn qua thôn Dạ Khê, xã Thủy Bằng có hàng chục thuyền khai thác cát, cao điểm nhất là từ 3 giờ đến 8 giờ hàng ngày, để tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế quy hoạch chỉ có 4 điểm khai thác cát nhưng trên thực tế, số lượng người dân khai thác cát trái phép dưới lòng sông là rất lớn, sử dụng các phương tiện khai thác không có giấy phép, khai thác tràn lan, không có quy hoạch. Hành vi này vừa làm mất một lượng lớn tài nguyên, thất thu ngân sách Nhà nước, vừa gây nguy cơ sạt lở, xâm lấn đất ở và đất sản xuất của người dân hai bên bờ, làm sai lệch dòng chảy, ảnh hưởng xấu tới môi trường, cảnh quan du lịch trên các con sông, đặc biệt là sông Hương.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Chấn chỉnh tình trạng bảo kê khai thác cát trái phép trên sông Hương, sông Bồ
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?