»

Thứ sáu, 01/11/2024, 18:25:41 PM (GMT+7)

Bộ NN&PTNT sẵn sàng đối chất về Quỹ phát triển rừng

(08:43:55 AM 12/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Ngày 11/11, ông Phạm Hồng Lượng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Tổng cục Lâm nghiệp một lần nữa khẳng định: "Tới thời điểm này Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam chưa hề nhận được một đồng nào từ tiền phí trồng hoàn rừng và tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng".


Diện tích rừng trồng lại quá nhỏ so với con số bị phá đi

 

Trước thông tin Bộ Công thương cho rằng EVN và các chủ đầu tư xây dựng thủy điện đã đóng hàng trăm tỉ đồng phí sử dụng môi trường và tiền trồng hoàn rừng về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng VN, ông Phạm Hồng Lượng cho rằng: "Bộ Công thương nói như vậy là không đúng. Bộ NN&PTNT sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Bộ Công thương về số tiền này.

 
Nếu Bộ Công thương nói các chủ đầu tư đã nộp tiền về Quỹ thì mời Bộ Công thương hãy công khai danh sách những chủ đầu tư đã nộp tiền cho Bộ NN&PTNT và dư luận biết", ông Lượng bức  xúc.
 
Theo ông Lượng, Bộ Công thương là đơn vị quản lý từ xa mà lại phát ngôn như vậy là sai bản chất. 
 

Danh sách nợ đọng tiền sử dụng dịch vụ môi trường Bộ NN&PTNT công bố
 
 
Trước đó, ông Lê Tuấn Phong, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng khẳng định: "Trong năm 2012, hầu hết các địa phương có các dự án thủy điện lớn, đều thu được hàng trăm tỉ đồng từ các dự án thủy điện. Những địa phương có thủy điện vừa và nhỏ như Sơn La, các tỉnh miền núi phía Bắc cũng thu được hàng chục tỉ đồng. Số tiền này đều nộp về quỹ phát triển rừng".
 
Ông Phong còn nhấn mạnh, toàn bộ số tiền đó đều đã được chi trả cho người dân để trồng lại rừng. 
 
"Việc tại sao 20.000ha rừng chuyển đổi lại chỉ trồng được 1.000ha rừng là trách nhiệm của Bộ NN&PTNT. Làm thế nào để tiền về quỹ là trách nhiệm của Bộ NN. Tại sao lại đẩy sang Bộ Công thương?", ông Phong đặt câu hỏi.
 
Tuy nhiên, khẳng định lại lần nữa, ông Lượng cho biết, tới nay quỹ vẫn chưa nhận được một đồng tiền nào từ các chủ đầu tư để trồng hoàn rừng cũng như chi trả dịch vụ môi trường rừng
 
Dẫn văn bản của Bộ NN&PTNT đề nghị phối hợp chỉ đạo các nhà máy sản xuất thủy điện nộp tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) gửi Bộ Công thương và EVN ngày 26/9/2013, ông Lượng cho biết: Theo quy định, tất cả các cơ sở sản xuất thủy điện thực hiện việc kê khai và nộp tiền DVMTR kể từ ngày 1/1/2011 với mức chi trả là 20đ/1kwh điện thương phẩm. 
 
Tổng số tiền DVMTR còn nợ đọng của EVN và các nhà máy thủy điện tính đến ngày 31/8/2013 là 296.609.182.000 đồng.
 
Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo, EVN và các đơn vị sản xuất thủy điện ngoài EVN khẩn trương hoàn trả số tiền này.
 
"Tới nay số tiền gần 300 tỉ EVN và các chủ đầu tư xây dựng thủy điện còn nợ đọng vẫn chưa có tín hiệu được thanh toán", ông Lượng tái khẳng định.
Lam Lam (báo Đất việt)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bộ NN&PTNT sẵn sàng đối chất về Quỹ phát triển rừng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI