Nếu Bộ Công thương nói các chủ đầu tư đã nộp tiền về Quỹ thì mời Bộ Công thương hãy công khai danh sách những chủ đầu tư đã nộp tiền cho Bộ NN&PTNT và dư luận biết", ông Lượng bức xúc.
Theo ông Lượng, Bộ Công thương là đơn vị quản lý từ xa mà lại phát ngôn như vậy là sai bản chất.
Danh sách nợ đọng tiền sử dụng dịch vụ môi trường Bộ NN&PTNT công bố
Trước đó, ông Lê Tuấn Phong, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng khẳng định: "Trong năm 2012, hầu hết các địa phương có các dự án thủy điện lớn, đều thu được hàng trăm tỉ đồng từ các dự án thủy điện. Những địa phương có thủy điện vừa và nhỏ như Sơn La, các tỉnh miền núi phía Bắc cũng thu được hàng chục tỉ đồng. Số tiền này đều nộp về quỹ phát triển rừng".
Ông Phong còn nhấn mạnh, toàn bộ số tiền đó đều đã được chi trả cho người dân để trồng lại rừng.
"Việc tại sao 20.000ha rừng chuyển đổi lại chỉ trồng được 1.000ha rừng là trách nhiệm của Bộ NN&PTNT. Làm thế nào để tiền về quỹ là trách nhiệm của Bộ NN. Tại sao lại đẩy sang Bộ Công thương?", ông Phong đặt câu hỏi.
Tuy nhiên, khẳng định lại lần nữa, ông Lượng cho biết, tới nay quỹ vẫn chưa nhận được một đồng tiền nào từ các chủ đầu tư để trồng hoàn rừng cũng như chi trả dịch vụ môi trường rừng
Dẫn văn bản của Bộ NN&PTNT đề nghị phối hợp chỉ đạo các nhà máy sản xuất thủy điện nộp tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) gửi Bộ Công thương và EVN ngày 26/9/2013, ông Lượng cho biết: Theo quy định, tất cả các cơ sở sản xuất thủy điện thực hiện việc kê khai và nộp tiền DVMTR kể từ ngày 1/1/2011 với mức chi trả là 20đ/1kwh điện thương phẩm.
Tổng số tiền DVMTR còn nợ đọng của EVN và các nhà máy thủy điện tính đến ngày 31/8/2013 là 296.609.182.000 đồng.
Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo, EVN và các đơn vị sản xuất thủy điện ngoài EVN khẩn trương hoàn trả số tiền này.
"Tới nay số tiền gần 300 tỉ EVN và các chủ đầu tư xây dựng thủy điện còn nợ đọng vẫn chưa có tín hiệu được thanh toán", ông Lượng tái khẳng định.