»

Thứ năm, 31/10/2024, 10:21:22 AM (GMT+7)

Ai bảo kê cho cả làng nuôi hổ trái phép?

(14:44:39 PM 18/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Ông chủ nuôi đàn hổ ở Nghệ An tiết lộ, hổ giống mua từ Hà Tĩnh. Và câu chuyện làm sao đưa được hổ về, nuôi cả năm trời rồi bán đi mà không bị cơ quan nào ‘‘sờ gáy’’ cũng được C. tiết lộ...

Cả làng... nuôi hổ

 

Theo tiết lộ, tại xã Đô Thành, không chỉ có nhà C. nuôi hổ mà còn có khoảng trên chục hộ cũng làm nghề này. Nguồn thu nhập từ việc nuôi hổ thành công là rất lớn. Mỗi lứa khi xuất chuồng, trừ chi phí rồi cũng lãi trên mấy trăm triệu.

 

"Nhà quê không biết làm chi, máu liều chứ biết làm chi. Hiện ở xóm em có hơn chục nhà nuôi. Trung bình mỗi hộ nuôi 1 cặp (2 con). Do vốn ban đầu rất lớn, độ rủi ro quá cao nên chỉ những nhà có tiền, am hiểu, và lo lót được thì mới dám đầu tư", H., em trai C. kể.

 

Theo H., nhà nào có vốn thì tự bỏ tiền mua cả cặp. Còn những ai yếu kinh tế hơn thì có thể vay ngân hàng rồi chung nhau nuôi. Thế nên ở đây mới có khái niệm ‘’nuôi con rưỡi’’ khi hai nhà chung nhau nuôi 3 con.

 

“Ở xã này nhà em nuôi nhiều nhất. Có người chung vốn nên bọn em mua 4 con, lúc mua có giá gần 800 triệu”, H. nói tiếp. 

 
Theo[-]C.[-]tiết[-]lộ,[-]để[-]nuôi[-]nhốt[-]số[-]hổ[-]trong[-]thời[-]gian[-]dài[-]thì[-]phải[-]lo[-]lót.
Theo C. tiết lộ, để nuôi nhốt số hổ trong thời gian dài thì phải "lo lót".
 

Lợi nhuận của việc nuôi hổ rất lớn. Theo H., tiền lãi từ nuôi hổ cũng tuỳ vào từng người nuôi. Có người mát tay thì mỗi năm hổ nuôi sẽ đạt được 1 tạ. Còn những tay kém nuôi thì chỉ tăng được 7-8 yến. “Khi xuất chuồng, trừ chi phí ra mỗi con cũng lãi được mấy trăm triệu”, H. nói.

 

H. tiếp tục tiết lộ, ngoài Đô Thành thì tại Yên Thành còn có xã Tr. Thành cũng có nhiều hộ dân nuôi hổ. Theo H., phong trào nuôi hổ ở Đô Thành mới xuất hiện 2 năm nay. Do nhiều nhà kiếm ra hàng trăm triệu mỗi năm nên dần thành phong trào.

 

“Hổ chủ yếu mua trong Hà Tĩnh ra nhiều, nhất là ở Hương Sơn. Mua trực tiếp bên Hương Sơn.... Muốn mua hổ con thì phải đặt hàng một thời gian mới có”, H. cho biết về nguồn gốc. 

 

“Bao từ A - Z”

 

Tôi hỏi H.: “Hơn chục hộ nuôi mà xã không biết à ?’’. "Cái ni mình lo lót hết cả rồi, nhờ có bảo kê hết rồi. Nói chung ai nuôi thì bọc rồi, bao từ A đến Z rồi”, H. nhanh nhảu đáp.

 

“Xã ở đây có biết (việc nuôi hổ) không?”, tôi hỏi tiếp. “Biết chứ, nói chung là mình có tay trong...Họ biết rồi nhưng mà họ bỏ qua vì đây là việc làm ăn, họ nói việc làm ăn thì kệ chứ đừng mang những tệ nạn về xã là được, đừng buôn thuốc phiện là được. Buôn thuốc phiện là bắt liền”, H. nói về việc được bảo kê.

 
Dư[-]luận[-]đặt[-]nhiều[-]nghi[-]vấn[-]có[-]“tập[-]thể[-]bảo[-]kê”[-]cho[-]việc[-]nuôi[-]nhốt[-]hổ[-]trái[-]phép?
Dư luận đặt nhiều nghi vấn có “tập thể bảo kê” cho việc nuôi nhốt hổ trái phép?
 

H. kể tiếp, đến giai đoạn xuất chuồng thì thường người mua sẽ yêu cầu chủ nuôi lo lót luôn khâu vận chuyển. Tuy nhiên, cái này còn tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa hai bên, tuỳ thuộc vào số lượng mỗi lần mua bao nhiêu con. “Mua 1 con thì khác và mua 1 lần 4 con thì nó khác”, H. nói thêm.

 

Cuộc trò chuyện của chúng tôi với những người nuôi hổ kết thúc bằng câu chuyện, anh bạn tôi hứa sẽ môi giới bán hổ và những “mặt hàng xịn” như sừng tê giác, mật gấu Nga, hổ con chết ngâm đá cho H.

 

"Bất cứ giờ nào cũng có. Chỉ cần có người đến mua là được, còn chuyện vận chuyển thì các anh khỏi phải lo. Chúng em làm nhiều rồi”, H. khẳng định chắc nịch.

 

Bẵng đi một thời gian sau khi thực hiện việc đột nhập điểm nuôi nhốt tại Đô Thành, một người trong số chúng tôi nhận được điện thoại của H., bảo rằng có nhà vừa đưa hổ con về nuôi nhưng đã bị chết.

 

Trọng lượng 5kg, hiện đang ngâm đá. Nếu ai có nhu cầu thì giới thiệu dùm. Giá khi mua về còn sống là gần 200 triệu, nay khoảng 20 triệu là bán.

 

Ai bảo kê?

 

Trong quá trình thực hiện loạt bài này chúng tôi không khỏi phân vân, vì sao việc nuôi nhốt hổ trái phép như vậy diễn ra trong nhiều năm lại không được phát giác? Rõ ràng theo như C. cung cấp thì ít nhất thì chính quyền cơ sở đã biết nhưng đã làm ngơ cho họ.

 

Và một điều nữa, nguồn gốc số hổ trên được C. tiết lộ là từ Lào, được mua tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Nơi lâu nay được xem là một trong những điểm nóng về tình trạng buôn bán động vật hoang dã.

 

Nhất là mới đây, khi lực lượng cảnh sát môi trường bắt giữ vụ vận chuyển 4 con hổ con. Người trực tiếp buôn hổ có địa chỉ ở Nghệ An, vận chuyển hổ từ huyện Hương Sơn xuống.

 
Vụ[-]vận[-]chuyển[-]4[-]con[-]hổ[-]sống[-]còn[-]nhỏ[-]vừa[-]bị[-]CSMT[-]Hà[-]Tĩnh[-]bắt[-]giữ.
Vụ vận chuyển 4 con hổ sống còn nhỏ vừa bị CSMT Hà Tĩnh bắt giữ.
 

Cứ cho là thông tin về việc cả làng nuôi hổ là “chưa được kiểm chứng”, nhưng những thông tin, tài liệu mà PV ghi lại được tại một hộ gia đình ở xã Đô Thành là bằng chứng sống về tình trạng nuôi nhốt hổ trái phép đã diễn ra từ rất lâu nhưng chẳng cơ quan chức năng nào ở Nghệ An biết đến.

 

Dư luận có quyền đặt ra nghi vấn về việc có cả “tập thể”, có đường dây bảo kê cho việc vận chuyển, nuôi nhốt trái phép.

 

Đó là chưa nói đến việc, tiết lộ của những người nuôi hổ về việc có việc “lo lót từ A đến Z” để được thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

 

Tất cả những thông tin, hình ảnh trên xin được chuyển tới các cơ quan chức năng tại tỉnh Nghệ An, Bộ Công an, Cục kiểm lâm, Cục Hải quan và các tổ chức bảo vệ môi trường, động vật hoang dã.

Theo Phan Sông La (Vietnamnet)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ai bảo kê cho cả làng nuôi hổ trái phép?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI