Tin tức » Tin trong nước
Thứ bảy, 18/01/2025, 04:58:03 AM (GMT+7)
Bảo vệ rừng không nên ỷ lại
(06:10:52 AM 07/05/2024)(Tin Môi Trường) - Chiều 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến về công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024 với các bộ, ngành và gần 60 tỉnh, thành có diện tích rừng.
>> Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng >> Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít >> Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” >> Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp >> Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, năm 2023 có 60/60 tỉnh, thành phố đã công bố hiện trạng với tổng diện tích rừng cả nước là gần 15 triệu hecta.
Năm 2023, các cơ quan chức năng phát hiện 3.327 vụ vi phạm ảnh hưởng đến rừng trên phạm vi cả nước, giảm 597 vụ so với 2022. Trong 4 tháng đầu năm 2024, các cơ quan chức năng phát hiện 650 vụ phá rừng, diện tích bị tác động hơn 182ha, giảm gần 76ha.
Các vụ phá rừng chủ yếu tại các tỉnh vùng Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị (Ảnh: Chí Anh)
Tình trạng phá rừng, khai thác gỗ trái pháp luật diễn ra thường xuyên tại một số vùng trọng điểm, khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, nhất là khu vực Tây nguyên, Đông Nam Bộ. Nguyên nhân chủ yếu là nhu cầu lấy đất sản xuất nông nghiệp, tập quán du canh, nhu cầu khai thác gỗ làm nhà của người dân.
Năm 2023, cả nước xảy ra 310 vụ, diện tích rừng bị ảnh hưởng 674,5ha. Các vụ cháy rừng khiến 12 người tử vong, 6 người bị thương.
Trong 4 tháng đầu năm 2024, cả nước đã xảy ra 89 vụ cháy rừng với diện tích rừng bị ảnh hưởng khoảng 498ha chủ yếu là các diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên nghèo và rừng non phục hồi.
Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của hiện tượng EL NINO, nền nhiệt và số ngày nắng nóng hơn trung bình nhiều năm. Cùng với đó là do sự bất cẩn của người dân trong việc đốt nương làm rẫy, sử dụng lửa trong rừng…
Ông Nguyễn Hữu Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum kiến nghị, tỉnh còn nhiều khó khăn, nguồn lực phát triển kinh tế xã hội chủ yếu dựa vào Trung ương. Do đó, nguồn kinh phí dành cho công tác quản lý, bảo vệ rừng có phần hạn chế.
Tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm xem xét chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương bố trí đủ, kịp thời nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 và các chính sách hỗ trợ thuộc các chương trình, dự án trong lĩnh vực lâm nghiệp đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
"Lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách là nòng cốt thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng nhưng các chế độ, chính sách, đãi ngộ có phần chưa tương xứng. Tỉnh đề nghị Chính phủ quan tâm xem xét có các chính sách hỗ trợ cán bộ bảo vệ rừng yên tâm công tác", ông Tháp kiến nghị.
Đại diện UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, địa phương có diện tích rừng lớn nhưng con người hạn chế nên rất khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Chính phủ cần xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí để xây dựng các hồ chứa, kênh rạch lớn nhằm phục vụ cho việc phòng cháy, chữa cháy rừng. Đồng thời, cần quan tâm hỗ trợ chính sách đặc thù cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, Chính phủ, các bộ, ngành đang tập trung hoàn thiện dự thảo nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 156 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 01/2019 về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, dự thảo nghị định về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương.
Phó Thủ tướng đề nghị, các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao cảnh giác trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Công an các tỉnh cần kịp thời tham mưu cho lãnh đạo địa phương có kế hoạch tuyên truyền, vận động người dân chủ động và nêu cao tinh thần bảo vệ rừng, giảm thiểu các thiệt hại cháy rừng có thể xảy ra.
"Việc quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng là nhiệm vụ cốt lõi của các địa phương, không nên ỷ lại. Đặc biệt là khi thời tiết đang diễn biến phức tạp. Người đứng đầu phải nâng cao trách nhiệm và chịu trách nhiệm nếu xảy ra vi phạm quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
T.H
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.