»

Thứ năm, 31/10/2024, 18:17:23 PM (GMT+7)

4 năm kiện tụng vì cây dương liễu trị giá... 400.000 đồng

(14:51:40 PM 09/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Chỉ vì một cây dương liễu mà 2 gia đình hàng xóm kiện cáo đến 4 năm mới ngã ngũ. Kỳ quặc là tòa án phải làm lễ khai quật gốc cây để “giám định” gốc tích rồi mới kết luận vụ án.

Đáo tụng đình vì danh dự

 

Dẫn chúng tôi ra gốc cây dương liễu bị đào bới nham nhở, ông Nguyễn Ngọc Nga (59 tuổi, ngụ khối phố An Hà Nam, P.An Phú, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) khẳng định: “Vợ chồng tôi kiện ông Nguyễn Mân (89 tuổi, là hàng xóm) ra TAND TP.Tam Kỳ đòi lại cây dương liễu là vì danh dự của gia đình. Kiện từ năm 2009 đến nay, tòa mới tuyên tôi thắng, danh dự được trả lại cho gia đình”.

 

Ông Nguyễn Ngọc Nga bên cây dương liễu đã bị gia đình ông Mân đốn còn trơ gốc.

 

Theo ông Nga, năm 1976 vợ chồng ông trồng nhiều cây dương liễu xung quanh nhà, nhưng chỉ một cây sống sót. Qua mấy chục năm, cây có đường kính thân lên đến nửa mét, cao trên 10m. “Do túng tiền nên ngày 20/1/2009 tôi kêu người đến bán cây. Nhưng bất ngờ ông Nguyễn Mân chạy ra ngăn, ôm cây không cho chặt. Ông ta cho rằng cây này là của mình trồng”, ông Nga kể.

 

Từ đó, cuộc tranh chấp cây dương liễu giữa 2 nhà cách nhau cái hàng rào diễn ra quyết liệt. UBND P.An Phú vào cuộc, mời 2 gia đình lên hòa giải. Cha con ông Mân đồng ý bán cây sung công quỹ và ký vào biên bản, nhưng gia đình ông Nga cương quyết nói không.

 

Thế nhưng, biên bản sung công quỹ chưa ráo mực thì vài ngày sau, lợi dụng gia đình ông Nga đi xa, ông Mân và con trai là Nguyễn Hòa đốn hạ cây dương liễu, rồi cưa ra 13 đoạn để chở về. Hàng xóm điện báo, cha con ông Nga chạy vội về, thế là xảy ra cuộc giằng co. Ông Mân nói: “Cây dương liễu này được tôi trồng từ ngày xưa. Lúc hòa giải đồng ý sung công quỹ nhưng khi về nhà nghĩ lại, cây là của mình, có quyền sử dụng nên mang cưa, rìu ra chặt”. Còn ông Nga thì bực túc: “Ngang nhiên chặt cây mang về, cha con ông Mân còn thách đố tôi đi kiện. Vì gia đình bị xúc phạm nên quyết kiện đến cùng”.

 

Để thuận tiện cho tòa phân xử, cơ quan chức năng giao gia đình ông Mân bảo quản 13 đoạn gỗ, nhưng ông này bỏ ngoài mưa nắng nên chất lượng chỉ còn 30%, khối lượng được định giá là 0,7958m3, tổng giá trị là… 405.900 đồng.

 

Một đoạn của cây dương liễu được cha ông Mân chở về bỏ trong sân nhà bị mục nát.

 

Khai quật gốc cây để tìm chứng cứ

 

Trước khi TAND TP.Tam Kỳ đưa vụ án kiện “Tranh chấp quyền sở hữu về tài sản” ra xét xử sơ thẩm, ông Nga yêu cầu khai quật gốc cây lên để tìm chứng cứ để khẳng định cây là của mình. Trước đây, ông Nga làm dấu bằng cách chôn dưới gốc cây ông táo, bình vôi và lò nấu trấu cũ.

 

Ngày 27/7/2011, TAND TP.Tam Kỳ “làm lễ” khai quật gốc cây trước sự chứng kiến của 2 gia đình, chính quyền và người dân. Ông Nga cam đoan nếu dưới gốc cây có bình vôi, ông táo và lò nấu trấu, thì cây là của ông; còn không có những vật dụng đó thì cây là của ông Mân.

 

Các đương sự cũng thống nhất chỉ đào trong bán kính 1,5m tính từ tim cây. Kết quả được tòa sơ thẩm công nhận: “Cơ quan chức năng tìm được 12 mảnh sành ông táo, bình vôi và lò nấu trấu đã bỏng. Ngoài phạm vi 1,5m tính từ gốc cây cũng thu được 9 mảnh sành ông táo, bình vôi và lò nấu trấu hỏng”. Chứng cứ đã có, thế nhưng tòa sơ thẩm lại cho rằng kết quả “khai quật” không đúng với lời khai của ông Nga nên bác đơn kiện, tuyên giao 13 khúc gỗ cho ông Mân và buộc ông Nga phải đóng án phí 200.000 đồng. Không chấp nhận kết luận của tòa sơ thẩm, ông Nga kháng án.

 

Khi hỏi về việc thi hành án, ông Nguyễn Mân, đã 90 tuổi, chỉ nói: "Còn mấy đoạn cây, ai muốn lấy về làm củi thì cứ lấy".

 

Sau đó, TAND tỉnh Quảng Nam mở phiên phúc thẩm và nhận định phần đất có cây dương liễu chưa được nhà nước giao quyền sử dụng cho 2 gia đình. Ông Mân chỉ đưa ra được chứng cứ “miệng”, trong khi đó ông Nga chứng minh bằng các chứng cứ cụ thể, nên cây dương liễu thuộc quyền sở hữu của ông Nga. Tòa tuyên ông Mân phải trả cho ông Nga 405.900 đồng là giá thị trường của cây dương liễu.

 

Đã thắng kiện nhưng vợ chồng ông Nga lại không biết đến khi nào mới được thi hành án, vì vợ chồng ông Mân đã gần… 90 tuổi. Còn ông Mân thì cười khẩy rồi nói: “Còn 2 đoạn cây dương liễu mục nát đó, ai muốn lấy về làm củi thì cứ lấy!”. 

 

Bàn Thạch (Theo Infonet)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 4 năm kiện tụng vì cây dương liễu trị giá... 400.000 đồng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI