Thứ năm, 31/10/2024, 16:21:50 PM (GMT+7)

Phó viện trưởng Viện Khoa học pháp lý: ”Không nên có VinGroup trong quá trình soạn luật”

(12:12:41 PM 21/08/2019)
(Tin Môi Trường) - Theo bà Chu Thị Hoa - Phó viện trưởng Viện Khoa học pháp lý - việc không để doanh nghiệp tham gia vào quá trình soạn thảo luật là để ngăn chặn những khuất tất có thể xảy ra.

Quyết định 2080/QĐ-BTNMT, thành lập ban soạn thảo, tổ biên tập, nhóm chuyên gia trong kế hoạch xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà ký, có sự xuất hiện của bà Hồ Ngọc Lâm - Trưởng Ban pháp chế của Tập đoàn VinGroup, đã khiến dư luận hết sức băn khoăn về việc "lobby" luật, sự câu kết của nhóm lợi ích. Bà Chu Thị Hoa - Phó viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) đã nói rõ hơn về sự băn khoăn này.

 

Phó[-]viện[-]trưởng[-]Viện[-]Khoa[-]học[-]pháp[-]lý:[-]'Không[-]nên[-]có[-]VinGroup[-]trong[-]quá[-]trình[-]soạn[-]luật'
Đất đai luôn là vấn đề nóng và luật cần đảm bảo tính khả thi, cân đối lợi ích của toàn xã hội
 
 
-Theo quy định pháp luật, việc Trưởng Ban pháp chế của Tập đoàn VinGroup có mặt trong nhóm chuyên gia xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai có đúng không, thưa bà?
 
Bà Chu Thị Hoa: Trước hết, phải khẳng định ngay rằng, việc một chuyên gia tham gia vào quá trình xây dựng luật là hoàn toàn đúng quy định pháp luật và đó là điều bắt buộc. Để một luật mới ra đời, phải trải qua rất nhiều quá trình, có sự tham gia của nhiều người, thuộc nhiều tầng lớp, thành phần.
 
Từ khi còn là dự thảo (có thể phải soạn lại nhiều lần) cho đến khi luật được trình ra Quốc hội, được thông qua, ban hành, có hiệu lực pháp luật, có Nghị định, thông tư hướng dẫn, đi vào thực tế... là một khoảng thời gian dài. Việc lắng nghe ý kiến của các tổ chức, cá nhân là điều hết sức quan trọng để luật đảm bảo tính khả thi, cân đối lợi ích của toàn xã hội, tránh những bất công, bất cập có thể có.
 
Tuy nhiên, quan điểm của tôi là không nên có một doanh nghiệp cụ thể trong quá trình soạn thảo dự án luật, để phòng ngừa khả năng có sự lobby nhằm mang lại lợi ích cho một doanh nghiệp hoặc một nhóm lợi ích. Tôi không dám nói tất cả, nhưng trong các dự án luật tôi biết thì không ai đưa người của doanh nghiệp vào quá trình soạn luật sớm như vậy.
 
* Nếu doanh nghiệp không nên xuất hiện sớm trong quá trình biên soạn luật thì họ nên xuất hiện khi nào?
 
- Như đã nói, trước và thậm chí sau khi ban hành, các nhà làm luật cần lắng nghe ý kiến của nhiều người, đặc biệt là những cá nhân, đơn vị có liên quan. Trước khi trình ra Quốc hội để quyết định, theo quy định, dự thảo luật cần được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi. Doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, mọi người dân... đều có thể tham gia vào quá trình công khai này.
 
* Trở lại với VinGroup. Vì sao doanh nghiệp này không nên xuất hiện trong quá trình soạn thảo luật, thưa bà?
 
- Nền kinh tế của chúng ta có những doanh nghiệp rất lớn. Nhưng bên cạnh đó là rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mối quan tâm, lợi ích của các doanh nghiệp lớn sẽ không giống doanh nghiệp nhỏ và mối quan tâm của doanh nghiệp lại chưa chắc tương đồng với đại đa số người dân. Thế nên luật mới cần bao quát và cân đối lợi ích của tất cả các bên. Không ai dám kết luận, nhưng người của VinGroup sẽ có thể tư duy theo tư duy của tập đoàn này, có thể cho những ý kiến có lợi cho mình thay vì tìm kiếm lợi ích cho doanh nghiệp khác.
 
Quan điểm của tôi là, chúng ta cần ý kiến của chuyên gia, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, nhưng đó nên là ý kiến từ chuyên gia thuộc Hiệp hội Bất động sản - nơi có nhiều doanh nghiệp, hiểu được ý chí, nguyện vọng của cả doanh nghiệp lớn lẫn vừa hay nhỏ, thay vì ý kiến của chuyên gia từ chỉ một doanh nghiệp là VinGroup.
 
Tôi xin nhắc lại, chúng ta không thể kết luận Trưởng Ban pháp chế của VinGroup lobby Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai. Muốn kết luận như vậy thì phải có bằng chứng. Ban soạn thảo luật hay thậm chí Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng không có quyền quyết định, thông qua luật. Thẩm quyền đó là của Quốc hội. Nhưng không để doanh nghiệp tham gia vào quá trình soạn thảo luật chính là cách ngăn ngừa sự lobby luật, những khuất tất có thể xảy ra và đó mới chính là điều ta nên làm.

* Xin cảm ơn bà.
(Theo Báo Phụ Nữ TP.HCM)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phó viện trưởng Viện Khoa học pháp lý: ”Không nên có VinGroup trong quá trình soạn luật”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?

Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?

(Tin Môi Trường) - Chuyên gia nhận định nhiều khả năng năm nay sẽ là năm ấm nhất được ghi nhận và khi nhiệt độ tăng lên thì các cơn bão mạnh cũng gia tăng. Thời gian qua, nhiều cơn siêu bão xuất hiện với sức tàn phá khủng khiếp và đạt cấp độ cao nhất của các thang đo bão.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI