Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Thứ sáu, 22/11/2024, 01:11:59 AM (GMT+7)
Bi kịch ở gia đình "danh gia vọng tộc" đất Cảng
(08:46:28 AM 26/02/2013)(Tin Môi Trường) - Năm nay đã gần 90 tuổi, vị cựu đại tá - nguyên Giám đốc Công an Hải Phòng Dương Khắc Thụ không còn minh mẫn để thường xuyên theo dõi thông tin trên báo chí. Gia đình cũng tìm mọi cách giấu thông tin đến với ông Thụ bởi ông sẽ sốc nặng khi biết chỉ trong một thời gian ngắn, lần lượt các con trai Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng bị bắt; con rể Nguyễn Bình Kiên bị khai trừ đảng và hàng loạt những người thân tín như Vũ Tiến Sơn, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh đều vướng vào vòng lao lý.
“Danh gia vọng tộc”
Thời điểm cách đây hơn 1 năm, gia đình đại tá Dương Khắc Thụ được coi là một trong những “danh gia vọng tộc” bậc nhất đất cảng. Đại tá Dương Khắc Thụ sinh ra trong một gia đình trí thức quê tỉnh Hải Dương. Ông từng giữ chức vụ đại tá - Giám đốc CA TP.Hải Phòng giai đoạn giữa thập kỷ 80. Đại tá Dương Khắc Thụ có 5 người con, ngoài con trai cả Dương Chí Dũng không theo nghiệp bố và một người con đã chết trong một vụ tai nạn giao thông thì 3 người con còn lại cùng dâu, rể đều làm trong lực lượng CA. Người được gia đình ông Thụ kỳ vọng nhất chính là đại tá Dương Tự Trọng.
Phó giám đốc CA TP.Hải Phòng Dương Tự Trọng hỏi cung Mai Đức Vượng - nhân vật cộm cán đất cảng bị bắt năm 2011. |
Đối với người Hải Phòng, cái tên Dương Tự Trọng không hề xa lạ. Dù hiện nay người này đã vướng vào vòng lao lý nhưng nhiều cán bộ, chiến sĩ CA TP.Hải Phòng vẫn cho rằng đây là một cán bộ năng lực, từng là nỗi kinh hoàng của tội phạm đất cảng. Tốt nghiệp Đại học Bách khoa, ông Trọng về công tác tại CA TP.Hải Phòng, từ phó trưởng CA phường, Trưởng CA Q.Lê Chân, Trưởng phòng CSĐT tội phạm hình sự (PC45) rồi Phó GĐ, Thủ trưởng cơ quan CSĐT (CA TP.Hải Phòng).
Ông Trọng có nhiều tố chất nổi bật để trở thành lãnh đạo những đơn vị chiến đấu tinh nhuệ của CA TP.Hải Phòng. Từ thời ông còn là Đội trưởng Đội H88 (đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang) tới khi ông là Trưởng phòng CSĐT tội phạm hình sự rồi Phó GĐ CATP đã để lại nhiều dấu ấn cá nhân đậm nét trong các chuyên án lớn triệt phá những ổ nhóm tội phạm cộm cán đất cảng như Cu Nên, Dung Hà, Lâm Già, Tộ Tích...
Nhiều người biết rằng, sự nghiệp của ông Trọng đã dừng lại ngay sau khi Dương Chí Dũng bỏ trốn, một thời gian sau, đại tá Dương Tự Trọng “được” điều lên làm Cục phó Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ CA). Tới ngày 22.2 vừa qua, ông Trọng bị bắt với tội danh tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.
Trước ông Dương Tự Trọng, cuối tháng 1.2013 một người khác trong gia đình này là đại tá Nguyễn Bình Kiên - Phó GĐ CA TP.Hải Phòng - đã bị Thành ủy Hải Phòng khai trừ khỏi Đảng. Uỷ ban Kiểm tra Thành ủy Hải Phòng làm rõ, trong thời gian làm Phó Cục trưởng Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư (Bộ CA) đại tá Kiên đã vi phạm nghiêm trọng quy định công tác nghiệp vụ của ngành; xâm phạm đến quyền tự do cá nhân của công dân, ảnh hưởng xấu đến uy tín ngành CA; vi phạm tư cách đảng viên; vi phạm đến 19 điều đảng viên không được làm và những điều cán bộ, chiến sĩ CA không được làm.
Kết cục của tình anh em mang màu sắc... giang hồ
Trước thời điểm Vinalines vỡ lở, trong gia đình đại tá Dương Khắc Thụ thì người con trai cả Dương Chí Dũng được cho là thành công nhất trong con đường công danh với chức vụ Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Hàng hải VN (Vinalines) rồi Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Vinalines trong thời gian Dương Chí Dũng chèo lái là vô cùng thảm hại. Trong vụ án cố ý làm trái xảy ra tại Vinalines, Cơ quan CSĐT (Bộ CA) tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Dương Chí Dũng. Thay vì chịu trách nhiệm, Dương Chí Dũng lại bỏ trốn.
Trong sự nghiệp của đại tá Dương Tự Trọng, ông này đã từng trực tiếp vận động được rất nhiều người thân của tội phạm động viên chúng ra đầu thú. Tuy vậy, khi chính người thân của mình phạm tội thì ông Trọng lại tổ chức cho anh trai bỏ trốn. Vốn nhiều năm công tác trong ngành CA, ông Trọng không khó tìm người giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn. Kẻ được “chấm” là Trần Văn Dũng (tức Dũng “Bắc Cạn”, 45 tuổi), một đối tượng giang hồ cộm cán đất cảng, liên quan đến hầu hết các trùm xã hội đen như Năm Cam, Dung “Hà”...
Việc tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn cần phải có những người đặc biệt tin cẩn. Lúc này những người như thượng tá Vũ Tiến Sơn - Phó trưởng phòng CSĐT (PC45), trung tá Hoàng Văn Thắng - đội trưởng đội 3 Phòng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường và thiếu úy Nguyễn Trọng Ánh - cán bộ Phòng CSĐT (PC45) CA TP.Hải Phòng đều được “nhờ”.
Nhiều người trong lực lượng CA TP.Hải Phòng đều biết 3 người trên là những người thân cận của đại tá Dương Tự Trọng. Đặc biệt, thượng tá Vũ Tiến Sơn (biệt danh Sơn “tép”). Khi “ông anh” có việc nhờ, họ không ngần ngại ra tay giúp đỡ theo kiểu tình nghĩa... giang hồ, dù biết sẽ gánh những hậu quả nặng nề nếu bị phát hiện. Kết cục là Dương Chí Dũng bị bắt sau hơn 3 tháng lẩn trốn, Cơ quan ANĐT (Bộ CA) đã phanh phui ra cả đường dây giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn, bắt gần 10 người trong ngành CA trong đó người có chức vụ cao nhất là đại tá Dương Tự Trọng. Một gia đình danh giá bậc nhất đất cảng lâm vào cảnh tan nát chỉ vì một quyết định sai lầm: Giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Theo Lao động
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?