»

Thứ sáu, 22/11/2024, 12:47:18 PM (GMT+7)

Bi hài vụ kiện con heo nái sổng chuồng

(11:02:04 AM 23/06/2013)
(Tin Môi Trường) - Suốt một năm qua, vụ kiện đòi lại con heo nái của cô giáo Đỗ Thị Gái (49 tuổi, ngụ tại khu phố Đoàn Kết, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, Đắk Lắk) vẫn chưa có hồi kết mặc dù đã qua hai cấp xét xử.

Mới đây, TAND Tối cao và VKSND Tối cao hồi âm đã nhận được đơn yêu cầu giám đốc thẩm của bà Gái, đồng thời cho biết vụ việc tranh chấp thuộc thẩm quyền của Vụ 5 (Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự) - VKSND Tối cao.

 

Từ con heo động dục sổng chuồng...

 

Suốt một năm qua, vụ kiện đòi lại con heo nái của cô giáo Đỗ Thị Gái (49 tuổi, ngụ tại khu phố Đoàn Kết, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, Đắk Lắk) vẫn chưa có hồi kết mặc dù đã qua hai cấp xét xử. Mới đây, TAND Tối cao và VKSND Tối cao hồi âm đã nhận được đơn yêu cầu giám đốc thẩm của bà Gái, đồng thời cho biết vụ việc tranh chấp thuộc thẩm quyền của Vụ 5 (Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự) - VKSND Tối cao.

 

Chuồng nuôi con heo nái trước khi bị sổng

 

Tiếp xúc với phóng viên, cô Gái mặt buồn rười rượi lấy từ trong tủ ra một xấp giấy tờ, hồ sơ liên quan đến vụ kiện đòi lại con heo nái của gia đình đã kéo dài suốt một năm qua. Theo lời của cô Gái, gia đình đã khó khăn, một mình cô nuôi 3 con ăn học nay lại gặp vận hạn mất của, tranh chấp kéo dài dẫn đến hao công, tốn sức. Cô Gái cho biết con heo nái tranh chấp được cô mua của anh Lê Thái Trãi (41 tuổi, trú cùng tổ dân phố). Khi mua về heo đã mang thai nên sau 2 tháng chăm sóc, lứa heo đầu tiên đã chào đời, sau đó xuất chuồng được 10 triệu đồng.

 

Ngày 5.5.2012, con heo nái trong chuồng động dục nhưng vào thời điểm cô Gái phát hiện trời đã nhá nhem tối, không thể đi gọi người cho heo đực đến để giao phối. Sáng hôm sau, cô Gái thức giấc từ rất sớm toan đi gọi người đưa heo đực đến phối giống cho heo nái nhà mình thì nhìn vào chuồng không thấy con heo đâu nữa. Nghĩ rằng con heo sổng chuồng đang quanh quẩn đâu đây nhưng gọi tìm khắp nơi suốt mấy ngày mà không thấy tăm hơi con heo đâu. Cô Gái nghĩ rằng con heo quý của gia đình mình vậy là đã mất.

 

Đến ngày 21.5.2012, cô giáo Gái sang nhà bà Nguyễn Thị Thọ (50 tuổi), cách nhà mình vài trăm mét chơi thì tình cờ phát hiện con heo nái của nhà mình vừa bị mất đang nằm gọn trong chuồng. Không còn gì vui mừng hơn, cô thầm nghĩ giữa hai gia đình lâu nay vốn có mối quan hệ hàng xóm thân thiết, việc xin lại heo về chắc dễ dàng. Không ngờ, khi cô gái vừa ngỏ ý xin lại thì bị bà Thọ mắng sa sả vào mặt. Bà Thọ khẳng định: “Đó là con heo nái gia đình tôi đã nuôi từ lâu rồi”.

 

Bài thơ “Bây giờ heo ở nơi đâu?” được đề tên tác giả: Tập thể tổ dân phố Đoàn Kết

 

Sau một hồi cãi vã qua lại, cũng không phân được thắng bại bởi bên nào cũng kiên quyết khẳng định con heo nái là của nhà mình. Cuối cùng hai bên đi đến thống nhất là mời chính quyền địa phương đến can thiệp. Nhận được lời mời, chính quyền địa phương sốt sắng vào cuộc, lập biên bản hiện trường, cấm xê dịch con heo nái ra khỏi chuồng, đồng thời tiến hành lấy lời khai các bên và nhân chứng để làm căn cứ giải quyết vụ việc. Thế nhưng, bên nào cũng khăng khăng quả quyết đó là heo nái của gia đình mình và đưa ra nhiều nhân chứng sống. Cuối cùng vì “quá rối” chính quyền địa phương đành phải “chào thua” nên hướng dẫn các bên làm đơn ra tòa để được giải quyết tranh chấp theo pháp luật.

 

Trong lúc cô giáo Đỗ Thị Gái đã hoàn tất các thủ tục pháp lý chờ ngày tòa đưa vụ án tranh chấp con heo nái ra xét xử thì bà Thọ tuyên bố con heo đã chết. Bà Thọ cho biết, heo nái đốm đẻ vào sáng 10.7.2012, đến rạng sáng ngày hôm sau thì chết, bà cũng trình báo sự việc cho ông Vượng (tổ trưởng khu phố Đoàn Kết). Tuy nhiên ông Vượng lại khẳng định: “Bà Thọ gọi cho ông vào lúc 7 giờ 46 phút sáng nhưng chỉ nói: heo em đẻ rồi, đẻ được 8 con. Do lúc này con heo đang được tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nên tôi bảo bà ấy gọi báo cơ quan chức năng ngay”.

 

Khoảng 8 giờ ngày 11.7.2012, khi cán bộ Tòa án huyện Lắk xuống kiểm tra thì con heo nái đã không còn ở trong chuồng. Lúc này bà Thọ giải thích: “Con heo nái đã chết sau khi sinh nhưng vì tiếc của nên đã bán với giá hơn 900 nghìn đồng”.

 

Vụ kiện vào... thơ

 

Nhận được đơn khởi kiện của ba Đỗ Thị Gái, TAND huyện Lắk đã thụ lý vụ án. Ngày 27.9.2012, TAND huyện đã mở phiên tòa xét xử vụ án “Tranh chấp quyền sở hữu tài sản”. Tại phiên tòa, bà Thọ vẫn khẳng định con heo nái đang tranh chấp này là của bà. Nguồn gốc con heo này được bà Thọ cho biết là do ông Nguyễn Văn Báu (em trai bà Thọ, ngụ tại xã Tría, huyện Lắk) đổi cho gia đình bà vào ngày 4/3/2012 từ hai con heo khác.

 

Cô giáo Đỗ Thị Gái và hồ sơ vụ kiện

 

Trong khi đó, anh Lê Thái Trãi, người đã bán con heo nái cho cô giáo Đỗ Thị Gái lại khẳng định con heo đang tranh chấp chính là con heo mà anh đã bán cho cô Gái trước đó. Anh Trãi cho biết, anh vốn làm nghề hàng mổ heo. Khi mua con heo nái này về anh phát hiện nó đang mang thai nên không thể giết mổ mà bán lại cho cô Gái. Khi cô Gái tìm thấy con heo của gia đình mình bên chuồng nhà bà Thọ và hai bên phát sinh tranh chấp, cãi vã quyết liệt, anh Trãi có qua xem thì nhận ra ngay đây chính là con heo trước đó anh đã bán cho cô Gái. Một người hàng xóm của cô Gái cũng quả quyết 100% đây chính là con heo nái của gia đình cô Gái. Theo bà Yến - hàng xóm cô Gái, sở bà dĩ có được khẳng định chắc nịch như trên là vì những ngày cô giáo Gái có công việc đột xuất không về nhà thường nhờ bà sang cho con heo này ăn nên bà nhớ rất kỹ những dấu vết nhận dạng.

 

Căn cứ vào những chứng cứ có trong hồ sơ, đối chiếu lời khai hai bên tại tòa cùng các nhân chứng, TAND huyện Lắk đã tuyên chấp nhận đơn khởi kiện của cô giáo Đỗ Thị Gái, đồng thời yêu cầu bà Nguyễn Thị Thọ phải trả cho cô Gái 4,1 triệu đồng (giá trị con heo) và 600.000 đồng chi phí định giá cùng tiền án phí.

 

Không chấp nhận kết quả giải quyết của TAND huyện Lắk, bà Nguyễn Thị Thọ đã có đơn kháng cáo lên TAND tỉnh Đắk Lắk. Ngày 12.11.2012, TAND tỉnh Đắk Lắk mở phiên tòa phúc thẩm. Tuy nhiên, lần này phần thắng lại thuộc về gia đình bà Nguyễn Thị Thọ. HĐXX nhận định rõ: “Cấp sơ thẩm không yêu cầu cơ quan thú y xác định heo đã có thai hay chưa, thuộc loại heo lai gì, heo bao nhiêu vú...”; “Do heo mẹ đã chết nên không thể thu thập chứng cứ bổ sung để làm rõ...”. Cuối cùng tòa kết luận: “Không có cơ sở vững chắc” nên đã bác đơn khởi kiện đòi lại con heo nái của bà Đỗ Thị Gái, buộc cô Gái phải chịu án phí và tiền định giá con heo.

 

Cho rằng mình bị tòa cấp phúc thẩm xét xử oan sai, ngay sau khi kết thúc phiên tòa, bà Đỗ Thị Gái liền phóng xe gắn máy một mạch từ trên tỉnh về nhà làm đơn đề nghị TAND và VKSND tối cao giám đốc thẩm bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Đắk Lắk. Đến nay, đã qua hai cấp xét xử, đối tượng tranh chấp (con heo) bỗng “mất tích”, án cũng đã có hiệu lực pháp luật nhưng sự việc vẫn chưa ngã ngũ.

Hiện đại diện Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ thôn Đoàn Kết và hàng chục người dân đã gửi đơn kiến nghị tới TAND Tối cao, VKSND Tối cao đề nghị xem xét thấu đáo vụ việc. Đơn kiến nghị cho rằng HĐXX phúc thẩm không khách quan, áp đặt, không cho nhân chứng phát biểu ý kiến. Người dân ở tổ dân phố Đoàn Kết còn sáng tác một bài thơ lục bát nói về chuyện con heo nái sổng chuồng.
( Theo Dòng Đời)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bi hài vụ kiện con heo nái sổng chuồng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI