(Tin Môi Trường) - Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về khu vực Mekong 2016 (WEF-Mekong 2016) được tổ chức vào ngày 25/10 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hunsen, Thủ tướng Lào Thongloun Sisulith, Tổng thống Myanmar Htin Kyaw, Phó Thủ tướng Thái Lan Somkid Jatusripitak.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo một số nước Mekong, đại diện WEF, các DN tại phiên khai mạc hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Hội nghị đã thu hút sự tham dự của khoảng 200 đại biểu gồm nhiều bộ trưởng phụ trách kinh tế của các nước Mekong, đông đảo các doanh nghiệp, tập đoàn thành viên WEF và các nước Mekong, cùng các chuyên gia, học giả quốc tế.
Với chủ đề “Phát triển
khu vực Mekong: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và kết nối”, hội nghị gồm 5 phiên họp tập trung thảo luận nhiều vấn đề về phát triển và hội nhập của các nước Mekong như tầm nhìn, định hướng phát triển
khu vực Mekong, huy động nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, du lịch, thúc đẩy công nghiệp hóa và phát triển
bền vững trong
khu vực Mekong trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4…
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vị trí và vai trò quan trọng của
khu vực Mekong ở Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương, tiềm năng phát triển to lớn của
khu vực Mekong.
Thủ tướng cho rằng, việc hướng tới xây dựng một
khu vực Mekong hòa bình, ổn định về an ninh-chính trị, năng động và
kết nối về kinh tế,
bền vững về môi trường và hài hoà về xã hội là lợi ích chung của các nước Mekong và khu vực, đóng góp thiết thực vào thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng ASEAN và góp phần củng cố môi trường hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực...
Để đạt được mục tiêu đó, Thủ tướng đề nghị các nước Mekong cần nỗ lực đẩy mạnh
kết nối kinh tế, phát triển và
kết nối cơ sở hạ tầng, đặc biệt là phát triển và hoàn thiện các hành lang
kinh tế tiểu vùng; tăng cường hợp tác tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư và du lịch; ưu tiên thúc đẩy đổi mới, sáng tạo nhằm nâng cao năng suất lao động, tranh thủ các cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ 4; đẩy mạnh hợp tác thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có việc quản lý và sử dụng
bền vững nguồn nước sông Mekong.
Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam đang nỗ lực tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nhất là đã chủ động tham gia đàm phán, ký kết và tới đây bắt đầu triển khai nhiều hiệp định thương mại tự do. Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài khu vực, tăng cường hợp tác công-tư vì sự phát triển
bền vững của Việt Nam cũng như của cả khu vực.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng các nước và các đại biểu đều nhấn mạnh tiềm năng
khu vực Mekong trở thành một trung tâm sản xuất mới của
khu vực và thế giới; các nước Mekong có nhiều lợi thế bổ sung cho nhau, tạo thuận lợi cho thúc đẩy hội nhập và liên kết kinh tế, phát triển các chuỗi giá trị trong
khu vực cũng như
kết nối các nước Mekong với kinh tế
khu vực và toàn cầu.
Tại các phiên thảo luận của hội nghị, các đại biểu đã thảo luận và nêu nhiều ý tưởng, khuyến nghị về tăng cường liên kết kinh tế,
kết nối cơ sở hạ tầng trong
khu vực Mekong, nhất là hạ tầng giao thông trên các hành lang
kinh tế tiểu vùng; thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, du lịch; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường hợp tác thu hút các nguồn vốn trong và ngoài khu vực, trong đó có đầu tư của các doanh nghiệp theo hình thức quan hệ đối tác công-tư…
Bên cạnh đó, cũng có đại biểu cho rằng, bên cạnh tiềm năng, cơ hội,
khu vực Mekong cũng đứng trước những thách thức trong tiến trình công nghiệp hóa và phát triển như sử dụng thiếu
bền vững các nguồn tài nguyên và suy thoái môi trường, khoảng cách phát triển và phân hóa giàu-nghèo trong
khu vực gia tăng, các lợi thế về tài nguyên và lao động chi phí thấp đang giảm dần trong bối cảnh các công nghệ mới xuất hiện và phát triển mạnh mẽ…
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại phiên bế mạc hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Phát biểu tại phiên bế mạc hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh phát triển
bền vững và bao trùm là mục tiêu ưu tiên hàng đầu đối với
khu vực Mekong.
Để đạt mục tiêu này, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng các nước Mekong cần tăng cường hợp tác để thu hẹp khoảng cách phát triển và thúc đẩy phát triển bền vững, nhất là quản lý và sử dụng
bền vững nguồn nước sông Mekong.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng, các nước Mekong cần tranh thủ các thỏa thuận kinh tế
khu vực và toàn cầu để tham gia hiệu quả các chuỗi giá trị, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và
kết nối kinh tế với thế giới.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ mới đang tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp của các nước đang phát triển như các nước Mekong. Do đó, các nước Mekong cần nỗ lực tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tranh thủ cơ hội của các cách mạng công nghiệp mới.
Hội nghị
WEF-Mekong là sáng kiến của Việt Nam được WEF và các nước Mekong ủng hộ. Đây là lần đầu tiên, WEF tổ chức một hội nghị riêng về
khu vực Mekong, cho thấy sự quan tâm của các tập đoàn thành viên WEF đối với tiềm năng phát triển của
khu vực này.
Thành công của
WEF-Mekong mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy các tập đoàn hàng đầu tăng cường đầu tư vào
khu vực WEF-Mekong, đồng thời thể hiện vai trò và đóng góp tích cực của Việt Nam vào phát triển và hội nhập trong
khu vực WEF-Mekong.