Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Trung tướng Bế Xuân Trường đề xuất dân sự hóa một số đảo lớn ở Trường Sa
(21:33:40 PM 08/06/2015)Phát biểu thảo luận về tình hình kinh tế xã hội chiều 8/6, nhiều đại biểu quan tâm đến việc phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng an ninh, đảm bảo chủ quyền.
Trung tướng Bế Xuân Trường (Đoàn Bắc Kạn), Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
Trung tướng Bế Xuân Trường (Đoàn Bắc Kạn), Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết Việt Nam là một quốc gia biển và có chính sách là vươn ra biển, làm chủ về biển và mạnh lên, giàu lên nhờ biển.
Đại biểu Trường cho rằng hiện nay nhà nước cũng có nhiều chính sách cho các tỉnh ven biển phát triển kinh tế, gắn liền bảo vệ an ninh quốc phòng.
“Trong thời gian tới, cần tập trung đẩy mạnh, dân sự hóa một số đảo lớn tại khu vực Trường Sa. Đây là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài. Chính phủ cần nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách đặc thù để cho người dân có kế sinh nhai lập nghiệp để ổn định trên đảo lâu dài”, Trung tướng Bế Xuân Trường nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, đại biểu Bế Xuân Trường đề xuất đồng thời đầu tư vào đó trung tâm dịch vụ nghề cá gắn với xây dựng ô tàu, cầu cảng vừa là trung tâm hậu cần để cung cấp kỹ thuật cho ngư dân bám biển đánh bắt xa bờ vừa để thu mua hải sản của nhân dân.
“Đây cũng là trung tâm phòng chống bão lụt, xử lý các sự cố trên biển. Khi có biển động thì tàu thuyền của chúng ta có nơi neo đậu, bảo đảm an toàn. Chúng ta phải gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế biển gắn liền với du lịch biển đảo”, Trung tướng Bế Xuân Trường nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, đại biểu Trường cho rằng, các địa phương cần tuyên truyền cho người dân nhận thức cơ bản về luật biển Việt Nam, luật bảo vệ môi trường tài nguyên, luật đa dạng sinh học để phát triển kinh tế biển một cách bền vững.
“Có ngư dân bám biển, có dân sống trên đảo lâu dài, có lực lượng hải quân, biên phòng, cảnh sát biển, kiểm ngư là lực lượng nòng cốt thì chắc chắn chúng ta sẽ xây dựng được thế trận quốc phòng an ninh nhân dân trên biển một cách vững chắc, huy động được sức mạnh toàn dân, bảo đảm chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”, đại biểu Bế Xuân Trường nói.
Tại phiên thảo luận, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cũng nhận định: “Vấn đề biển Đông diễn biến phức tạp có thể là “hiểm họa khôn lường”, ảnh hưởng đến các vấn đề nội tại của nước ta”.
Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Thừa Thiên Huế) đề nghị cần tăng cường tiềm lực quốc phòng cho các địa bàn chiến lược, đặc biệt tiềm lực quốc phòng an ninh vùng biển, xây dựng một số cầu cảng, bố trí cho ngư dân đóng tàu, tăng cường tiềm lực quân sự bảo vệ chủ quyền biển đảo…
Đại biểu Nghĩa cũng kiến nghị Chính phủ cần đặc biệt quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ hơn về chiến lược biển Đông, chủ động với diễn biến tình hình, trên cơ sở đó đưa ra những dự báo, đưa ra các giải pháp kịp thời, đối phó trong tình hình hiện nay.
Mặt khác, đại biểu Nghĩa cho rằng cần tiếp tục cân đối nguồn lực, đầu tư toàn diện hệ thống tuyến đảo, tạo hệ thống liên lạc giữa các đảo của nước ta.
Trong thời gian tới, Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu, tập trung lựa chọn để thành lập các doanh nghiệp mạnh, tổ chức chỉ huy tập thể để đánh bắt cá trên biển, trang bị các tàu bọc thép công suất lớn, từng bước xây dựng thế trận nhân dân trên biển.
Đại biểu Bế Xuân Trường đề xuất đẩy mạnh dân sự hóa một số đảo lớn ở Trường Sa
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.