Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Chủ nhật, 24/11/2024, 08:18:05 AM (GMT+7)
TP HCM: Tiền bán đất không đủ chống ngập
(11:15:40 AM 13/12/2017)(Tin Môi Trường) - Nếu các nhà đầu cơ cứ mua đất vùng trũng thấp, thường bị ngập, rồi thành phố bỏ tiền đầu tư cải thiện chống ngập thì thực chất là thành phố bị hút máu cho các nhà đầu cơ hưởng lợi.
>> Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt >> Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City >> Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật >> Ramsar trong lòng TP HCM: Độc đáo nhưng thách thức lớn! >> Thu hồi gần 9.000 m2 ”đất vàng” ở trung tâm TP HCM
Ngập nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP HCM
"TP đã cho phát triển về hướng trũng thấp, vốn không thuận tiện để xây dựng và phát sinh chi phí ẩn lớn, đến nay phải giải quyết bằng đầu tư vào thoát nước, chống ngập và đầu tư hạ tầng tốn kém hơn trên nền đất thấp và yếu.
Về đô thị cải tạo, hạ tầng ở khu vực cũ chưa được cải thiện bao nhiêu nhưng đã cho cải tạo quy mô lớn và xây dựng cao ốc theo kiểu bóc lõi dẫn đến ùn tắc cục bộ và quá tải ở khu vực trung tâm.
... Ngập lụt ở TP HCM chủ yếu xảy ra ở khu vực trũng thấp vốn không thuận lợi cho xây dựng ở quận 7, quận 12, Bình Chánh, Bình Tân, huyện Nhà Bè...
Các khu vực này với thảm thực vật và nơi chứa nước đã trở thành thảm bê tông chặn hướng thoát nước, gia tăng nước chảy tràn và giảm khả năng thấm xuống đất. Kết quả của đô thị hóa tràn lan tại các khu vực trũng thấp là phạm vi ngập lan rộng ra khu vực kề cận.
Tiền bán đất tính ra không đủ để chống ngập, có nghĩa chúng ta đang và sẽ tiếp tục bòn rút từ các quỹ và nguồn khác để đắp vào giải quyết chống ngập cho khu vực lỡ phát triển. Nếu các nhà đầu cơ cứ mua đất vùng trũng thấp, thường bị ngập, rồi thành phố bỏ tiền đầu tư cải thiện thì thực chất là thành phố bị hút máu cho các nhà đầu cơ hưởng lợi.
Thành phố cũng cần đẩy mạnh các giải pháp chống ngập hiệu quả, giảm chi phí gánh nặng của Nhà nước, có khả năng thích ứng và bền vững hơn như sử dụng các giải pháp trữ nước xuống đất, giảm bê tông hóa, làm chậm dòng chảy bằng sử dụng vật liệu, cân bằng đất ở khu vực trũng thấp phía Nam".
(TS NGUYỄN NGỌC HIẾU (Trường ĐH Việt Đức) chia sẻ trên Zing ngày 12-12 về giải pháp chống ngập cho TP HCM).
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.