Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Tìm hướng ra cho xuất khẩu cá tra
(13:26:28 PM 30/05/2012)Ảnh minh họa
Riêng ở tỉnh An Giang hiện có 17 doanh nghiệp, 23 nhà máy với tổng công suất chế biến khoảng 333.500 tấn/năm; trong 5 tháng đầu năm 2012 đã xuất khẩu 57.000 tấn sản phẩm, đạt 165,3 triệu USD, tăng 14% về số lượng và tăng 22% về trị giá so cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng và chế biến cá tra xuất khẩu tỉnh An Giang đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, có khả năng không đạt được chỉ tiêu xuất khẩu 165.000 tấn sản phẩm, với kim ngạch 465 triệu USD.
Khó khăn về vốn, nguyên liệu
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện toàn tỉnh có 960 ha diện tích mặt nước nuôi cá tra với tổng sản lượng khoảng 227.000 tấn, trong đó có 274 ha thuộc vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp chủ động, tương ứng khoảng 82.200 tấn nguyên liệu. Diện tích nuôi còn lại nằm rải rác ở các nơi, dẫn tới tình trạng nguồn nguyên liệu thiếu ổn định về chất lượng, cộng với tình hình giá cả bấp bênh, người nuôi thiếu vốn sản xuất, dễ bị treo ao, dẫn đến thiếu nguyên liệu cho chế biến, đình trệ sản xuất. Mặt khác, nhiều hộ nuôi cá và doanh nghiệp cho rằng con giống hiện nay trên thị trường chưa đảm bảo về số lượng, chất lượng, tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi từ cá giống đến cá thương phẩm lên đến 40%, làm cho chi phí nuôi tăng cao, người nuôi không có lãi. Qua khảo sát phân loại, tỉnh An Giang hiện có 4 nhóm doanh nghiệp gồm: nhóm đang hoạt động tốt chiếm 15,3%; nhóm hoạt động khá chiếm 15,38%; nhóm hoạt động trung bình và có nguy cơ chiếm 38,46%; nhóm doanh nghiệp có nguy cơ ngừng sản xuất chiếm 30,77%. Nguyên nhân làm cho nhóm doanh nghiệp trung bình và nhóm có nguy cơ ngừng sản xuất chiếm tỷ trọng khá lớn, đến 69,23% là do thiếu hụt nguồn vốn. H ầu hết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra của tỉnh An Giang đều có mức vay lớn trên tổng vốn đầu tư, trong điều kiện lãi suất vay tăng cao (chu kỳ thời gian nuôi đủ chuẩn đưa vào chế biến xuất khẩu là từ 5 - 6 tháng). Giá cá tra nguyên liệu ở An Giang liên tục giảm trong nhiều tuần qua, dao động từ 22.000 - 23.300 đồng/kg, trong khi giá thành sản phẩm cá tra hiện ở mức 24.366 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi lỗ từ 1.000 đồng đến 2.033 đồng/kg, nhiều hộ nuôi tính đến việc treo ao do không có vốn để tái đầu tư, dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu. Đây cũng là vấn đề đáng chú ý từ nay đến cuối năm, do vùng nuôi của các doanh nghiệp chưa lớn, với tổng diện tích là 274 ha, chủ yếu của các doanh nghiệp chế biến lớn như Việt An, Cửu Long, Nam Việt, Tuấn Anh, Thuận An và Trường Giang. Với mức đầu tư cho 1 ha nuôi cá là từ 6 - 10 tỷ đồng, nhưng hiện nay các doanh nghiệp khó tiếp cận đủ nguồn vốn. Việc thế chấp ngân hàng để vay vốn thực tế không đủ với yêu cầu đầu tư cho quy trình nuôi cá đến thành phẩm.
Xây dựng vùng nguyên liệu bền vững
Ảnh minh họa
Bà Mai Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Sở Công Thương An Giang nêu giải pháp về vốn để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu trên địa bàn. Đối với nhóm doanh nghiệp đang hoạt động tốt, đề nghị ngân hàng xem xét tăng hạn mức tín dụng vay, cơ cấu lại vốn vay chuyển từ ngắn hạn sang trung và dài hạn; tiếp tục miễn, giảm, giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông - thủy sản có sử dụng nhiều lao động. Ngoài ta, tỉnh thực hiện liên kết giữa người nuôi cá, doanh nghiệp, người cung ứng thức ăn, ngân hàng; vận dụng nhiều mô hình như xây dựng cơ chế vay «tay ba» giữa nông dân - doanh nghiệp - ngân hàng, đảm bảo bằng hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, như mô hình đang áp dụng tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh An Giang đang thực hiện có hiệu quả.
Đối với nhóm doanh nghiệp trung bình và nhóm có nguy cơ ngừng sản xuất, cần thực hiện ngay việc đánh giá, phân loại về năng lực tài chính, lực lượng lao động hiện tại, định hướng tính thanh khoản của doanh nghiệp thông qua các hợp đồng xuất khẩu, thị trường. Các doanh nghiệp thuộc hai nhóm này cần triển khai tốt, phát huy triệt để thế mạnh của từng doanh nghiệp, cân nhắc tính khả thi trong định hướng đầu tư mới và nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp.
Để đảm bảo vùng nguyên liệu cá tra cung ứng cho chế biến, xuất khẩu, hai vấn đề cần chú trọng là con giống bảo đảm chất lượng và cân đối vùng nuôi cho phù hợp với thời vụ chế biến. Tỉnh An Giang khuyến cáo và tạo điều kiện để doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ với Trung tâm giống của tỉnh, các cơ sở giống có xác nhận thông qua kế hoạch thả nuôi hàng năm. Trên cơ sở này, các đơn vị sản xuất giống chất lượng có xác nhận chủ động cung ứng, đảm bảo số lượng. Tỉnh An Giang tiếp tục triển khai dự án xã hội hóa công tác giống, hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống cá tra cải thiện di truyền đàn cá bố mẹ, xây dựng thương hiệu, nâng tầm trại giống đáp ứng nhu cầu thị trường. Tỉnh rà soát lại quy hoạch vùng nuôi, giao đất tạo mặt bằng sạch quy mô từ 50 - 100 ha mặt nước cho các nhà đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp phải có ít nhất từ 50% - 60% vùng nguyên liệu, các doanh nghiệp khác chủ động liên kết với hộ nuôi để đảm bảo nguồn nguyên liệu với chất lượng tốt cho chế biến xuất khẩu.
An Giang cũng đang triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh con cá trá ở các thị trường tiêu thụ và thị trường tiềm năng, tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá tra An Giang, phối hợp với các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài để giới thiệu ấn phẩm hướng dẫn chế biến các món ăn từ sản phẩm cá tra, lợi ích của việc sử dụng con cá, quảng bá vùng nuôi… giúp người tiêu dùng có thông tin chính thống về sản phẩm cá tra Việt Nam.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.