Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Tìm giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển trước thách thức của biến đổi khí hậu
(09:52:41 AM 10/07/2015)Ảnh minh hoạ
Các tỉnh, thành phía Nam (từ tỉnh Ninh Thuận trở vào đến Kiên Giang) có chiều dài bờ biển khoảng 1.200km, với nhiều cửa biển, vịnh. Vùng biển nơi đây chứa đựng nhiều hải sản quí với trữ lượng cao (đồi mồi, hải sâm, tôm, cá, mực…). Đây là điều kiện, là nguồn lợi to lớn, góp quan trọng vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của vùng nói riêng và của đất nước nói chung theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, trong nhiều thập niên trở lại đây, khí hậu đã, đang biến đổi theo hướng xấu nên có những tác động bất lợi đến sự phát triển nói chung. Hậu quả tác động của biến đổi khí hậu đối với kinh tế - xã hội và môi trường có tác động xấu và kìm hãm đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo; là nguy cơ tiềm tàng đối với sự phát triển bền vững các tỉnh, thành phía Nam .
Ông Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho biết: Trong nhiều thập niên qua, hiện tượng biến đổi khí hậu tại các tỉnh, thành phía Nam biểu hiện ngày càng rõ rệt. Hạn hán, lũ lụt xảy ra bất thường hơn; hiện tượng nắng nóng có xu hướng gia tăng cả về cường độ, tần suất và độ dài các đợt, tác động xấu đến nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội và môi trường. Riêng trong năm 2015, các nhà khoa học đã dự báo, do ảnh hưởng của El Nino nên tình trạng khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn sâu vào vùng cửa sông tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh Trung bộ và kéo dài tới tháng đầu 9-2015; hạn hán tại một số huyện thuộc các tỉnh Nam Trung bộ có thể ở mức khốc liệt.
Tỉnh Bình Thuận là một trong những nơi có thời tiết biến động dị thường thể hiện rõ nét của sự tác động mạnh mẽ về biến đổi khí hậu trên toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tình trạng biển xâm thực gây sạt lở bờ biển do sóng cao kết hợp triều cường đã làm thiệt hại nhiều nhà cửa, tài sản, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng người dân, đe dọa hàng trăm ngôi nhà ven biển phải di dời. Các hiện tượng thời tiết thuỷ văn nguy hiểm như: nắng nóng, mưa lớn, lũ lớn, lũ quét, ngập úng, sét đánh, lốc xoáy xảy ra đã làm thiệt hại nặng nề về nhà cửa, tài sản, các công trình và nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp, riêng năm 2013, tổng giá trị thiệt hại khoảng 87 tỷ đồng.
Tại hội thảo, các tham luận của đại biểu đã nêu bật sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến đời sống và sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng; nhất là nguyên nhân khách quan tại một số vùng biển nước ta thường xảy ra thiên tai với cường độ lớn và tần suất cao, làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và sự phát triển kinh tế vùng ven biển cũng như việc khai thác tiềm năng kinh tế biển. Nhiều tham luận cũng đề ra những giải pháp khả thi để phát triển kinh tế biển bền vững như: kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế; chú trọng quy hoạch và tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách và luật pháp về lĩnh vực biển, đảo và có cơ chế phù hợp để hỗ trợ phát triển kinh tế biển, đảo; hình thành và phát triển một số ngành mũi nhọn phù hợp với lợi thế của vùng đảo như: du lịch, dịch vụ biển, khai thác và nuôi trồng hải sản..
Gửi ý kiến bạn đọc về: Tìm giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển trước thách thức của biến đổi khí hậu
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.