Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Tiền khai thác khoáng sản không đủ sửa đường bị phá !
(18:24:41 PM 12/10/2014)
Khai thác khoáng sản cần phải quản lý để chống thất thu.
Khai thác tràn lan, đào bới bừa phứa
Hội thảo “Tăng hiệu quả thu ngân sách từ khai khác khoáng sản: Giải pháp nào cho Việt Nam?” được Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức hôm 10.10 đã đặt ra vấn đề hết sức bức xúc xung quanh tình trạng khai thác khoáng sản tràn lan, đào bới bừa phứa.
Theo TS Lê Quang Thuận (Viện chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính) so với một số nước thì mức thuế suất tài nguyên ở Việt Nam ở mức cao, tuy nhiên tỉ trọng thu ngân sách nhà nước còn thấp, dẫn đến việc thu chưa tương xứng với giá phải trả khi hậu quả do ô nhiễm môi trường là rất lớn. Ông Thuận chỉ rõ: “Nguyên nhân chính là do giá tính thuế chưa hợp lý, quản lý sản lượng khai thác còn chưa chặt chẽ”.
Tính chất “chưa tương xứng” còn ở chỗ dù khai thác dầu khí, và khoáng sản đóng góp tới 25% tổng thu ngân sách nhà nước, tuy nhiên, những đóng góp này chưa tương xứng với mức độ khai thác, và thậm chí chưa tương xứng cả với chi phí đầu tư.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất - Khoáng sản Nguyễn Văn Thuấn hiện nhiều mỏ khoáng sản được khai thác, đào bới bừa phứa, nhưng cơ quan nhà nước không thể kiểm đếm khai thác được bao nhiêu nên thu thuế theo doanh nghiệp tự kê khai. Theo ông Thuấn, chính kẽ hở này đã khiến cho nguồn thu không đảm bảo. “Có tỉnh cấp hơn 200 giấy phép, nhưng thuế thu được 4 tỉ đồng.
Như thế là gần như không thu được, bởi cán bộ thanh tra kiểm tra rất lớn, không đủ tiền nuôi bộ máy cán bộ khi thu không đủ chi” - ông Thuấn nói. Từ đó cho rằng, cần có sự phối hợp giữa cơ quan thuế và tài nguyên để kiểm soát đối chứng xem số lượng khai thác và nộp thuế có khớp hay không?.
Phát biểu ngay sau đó, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, ở Việt Nam hiện nay chưa có cơ chế kiểm chứng một cách hiệu quả các số liệu do doanh nghiệp báo cáo. Khi tham gia khai thác khoáng sản, doanh nghiệp phải đóng các khoản như: Tiền cấp quyền khai thác, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, thuế lợi nhuận, thuế xuất khẩu, nhưng hầu hết trong đó được thu dựa trên số liệu báo cáo của doanh nghiệp.
Thừa nhận cơ chế này có thể dẫn đến những rủi ro như doanh nghiệp khai báo thấp hơn thực tế nhằm giảm nghĩa vụ đóng góp tài chính, Chủ tịch VCCI cũng nói cách tính thuế, phí dựa trên sản lượng khai thác cũng dẫn đến việc doanh nghiệp chỉ chú trọng phần tài nguyên có chất lượng cao, vị trí dễ tiếp cận nhằm giảm thiểu chi phí khai thác và tăng lợi nhuận, gây lãng phí tài nguyên quốc gia.
Cắt nhỏ các mỏ để chúng thuộc về địa phương
Theo ông Vũ Tiến Lộc, gần đây Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức về mặt tài chính liên quan đến đầu tư công thiếu hiệu quả, khủng hoảng ngân hàng và suy thoái kinh tế toàn cầu. Một số loại nguồn thu trong lĩnh vực khai thác tài nguyên đang được cân nhắc tăng, tuy nhiên giải pháp này chưa đủ để đảm bảo giải quyết các thách thức về tài chính trong thời gian dài hạn.
“Vì vậy cần cân nhắc xây dựng những giải pháp mang tính tổng thể hơn để cải thiện hệ thống quản lý tài chính, giảm rủi ro trốn thuế, thất thu và tăng cao hiệu quả đóng góp từ lĩnh vực khai thác tài nguyên” - ông Lộc nêu rõ.
Ví dụ “trường hợp Mông Cổ” chỉ từ việc gia nhập “sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai khoáng” đã thay đổi cơ bản số thu ngân sách, kinh tế tăng trưởng tới 11,7%, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần thúc đẩy các thủ tục để Việt Nam sớm gia nhập sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai khoáng. Trong vấn đề quản lý, ông Doanh đề nghị nên xem xét sự phân cấp giữa Trung ương và địa phương từ khâu đánh giá và quản lý tài nguyên.
Theo ông Doanh, hiện có hiện tượng cắt nhỏ các mỏ, sau đó nói là đây thuộc quyền phân cấp của tôi. Vì thế có tỉnh cấp 200 giấy phép mỏ trong khi năng lực quản lý thấp, thu ngân sách không có, thu không đủ nuôi bộ máy nói gì đến kết cấu hạ tầng. Có tỉnh thu ngân sách từ khai thác khoáng sản không đủ chi cho công tác sửa đường khi xe tải nặng phá đường. Khai thác mỏ phải đem lợi ích cho người dân, nhưng chủ yếu là gây ô nhiễm môi trường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.