»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:46:53 AM (GMT+7)

Tiền Giang: Bỏ 8 tỉ đồng diệt lục bình nơi này rồi chi 1,2 tỉ trồng nơi khác!

(21:26:57 PM 18/09/2018)
(Tin Môi Trường) - Tháng 7-2018, tỉnh Tiền Giang chi 8 tỉ đồng để diệt lục bình. 2 tháng sau, tỉnh này lại chi 1,2 tỉ để... trồng lục bình. Lý do là để làm kè chống sạt lở!

Cụ thể, ngày 7-7, tỉnh Tiền Giang đồng loạt ra quân trục vớt lục bình trên các tuyến sông, kênh, rạch các huyện phía Đông. Khi đó, ông Lê Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, đã đến kiểm tra công tác này tại một số địa phương.


Chi 8 tỉ đồng để… diệt lục bình
 
Theo kế hoạch, trong ngày 7 và 8-7, toàn tỉnh ra quân trục vớt gần 240.000 m kênh, rạch, mương nội đồng có lục bình và các vật dụng cản trở lưu thông dòng chảy, với hơn 7.000 người là đoàn viên, thanh niên, sinh viên tình nguyện, lực lượng vũ trang, các ban ngành, đoàn thể và người dân cùng tham gia.
 

Tiền[-]Giang:[-]Bỏ[-]8[-]tỉ[-]đồng[-]diệt[-]lục[-]bình[-]nơi[-]này[-]rồi[-]chi[-]1,2[-]tỉ[-]trồng[-]nơi[-]khác! 

Ảnh minh họa vớt lục bình trên sông
 
Ngoài ra, tỉnh yêu cầu các địa phương sau khi hoàn thành việc trục vớt lục bình, trả lại độ thông thoáng cho kênh, rạch, phải có giải pháp để tránh tái diễn tình trạng lục bình phủ dày trở lại, bảo vệ môi trường ở các tuyến kênh, rạch, góp phần lưu thông dòng chảy, để việc sản xuất nông nghiệp, tưới tiêu của người dân được thuận lợi.
 
Hiện tỉnh Tiền Giang có trên 1.200 km kênh, rạch bị lục bình bao phủ với diện tích hơn 9 triệu m2. Các đơn vị liên quan sẽ dùng ngân sách chi 1.000 đồng/m2 lục bình, ước tính tổng kinh phí hơn 8 tỉ đồng.
 
Người dân rất ủng hộ việc làm này vì khơi thông dòng chảy, không gây ách tắc tàu bè lưu thông nhất là sự sinh sôi nhanh của lục bình.
 
Chi 1,2 tỉ đồng để... trồng lục bình
 
Tuy nhiên, không lâu sau người dân tỉnh này cũng ngỡ ngàng vì tỉnh tiếp tục chi 1,2 tỉ đồng để... trồng lục bình vì cho rằng sẽ chống sạt lở.
 
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh, dự án trồng lục bình làm kè ven sông đã triển khai 1 năm nay và sẽ tiếp tục nhân rộng với tổng kinh phí hơn 1,2 tỉ đồng. Tỉnh Tiền Giang hiện có 67 điểm sạt lở, tổng chiều dài hơn 6 km, mỗi năm đều phải tốn hàng chục tỉ đồng để khắc phục.
 
Sở NN-PTNT nói là thực hiện dự án kè lục bình có 200.000 đồng/m2 nên tỉnh thực hiện. Giải thích việc 2 tháng trước tỉnh vừa chi 8 tỉ đồng phát động chiến dịch diệt lục bình sau đó chi tiền tỉ trồng lục bình, Sở NN-PTNT phân tích: "Hai dự án này được triển khai tại các địa phương có đặc thù kênh rạch khác nhau. Trước đây, phát động diệt lục bình tại những công trình ngăn mặn, trữ ngọt khép kín, lục bình theo dòng nước bị ứ đọng lại và sinh sôi, gây cản trở lưu thông, ảnh hưởng sản xuất. Còn dự án trồng lục bình hiện được triển khai tại những tuyến kênh lớn, rộng từ 20 m đến 100 m, có dòng chảy mạnh, ghe tàu lưu thông nhiều gây sạt lở".
 
Theo mô hình này, nhiều hộ dân tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy và thị xã Cai Lậy phải dùng cây, dây rào chắn ven sông rồi thả lục bình vào trồng. Kè lục bình rộng 3 m tính từ bờ sông trở ra. Mỗi người dân sẽ tự kè đoạn sông ngang nhà mình và được nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí, khoảng 100.000 đồng/m ngang.
 
Nhận xét về việc trồng lục bình làm kè, ông Lê Văn Nghi (87 tuổi; ngụ xã Kim Sơn, huyện Châu Thành) hoài nghi: "Tôi sống 87 năm nay trên vùng sông nước, chưa bao giờ thấy ai trồng lục bình để làm kè chống sạt lở cả. Lục bình nổi trên mặt nước, người dân thấy các điểm sông đang bồi thì lùa lục bình vào đó nhằm kéo theo phù sa bồi thêm chứ làm sao chống được sạt lở, vì sạt lở là do ghe tàu chạy sóng đánh làm sạt lở. Chưa nói, vài tháng rào chắn bằng cây mục xuống lục bình sinh thêm và trôi ra ngoài có phải cản trở lưu thông không? Kinh nghiệm sống của dân miền sông nước này là chống sạt lở hay nhất là trồng cây bần, cây dừa nước... Còn ngày xưa chưa có tiền dân hay lấy bao cát vô đất tấn ven các điểm có nguy cơ sạt lở để giữ đất".
 
Đồng tình với ý kiến trên, một chủ doanh nghiệp chuyên làm kè sông nhận xét: "Dự án này khá lạ vì tôi cũng là doanh nghiệp chuyên làm kè chống sạt lở nhiều năm. Nếu kinh phí ít thì có thể dùng bao kẽm (lưới B40-PV) cho đá vào kè sát các điểm sạt lở còn không chỉ trồng cây bần ven các điểm có nguy cơ sạt lở. Chứ lục bình nổi trên nước trong khi đó sóng đánh phía dưới tạo thành hàm ếch lâu ngày cứ sạt lở nhiều, làm sao gọi là kè được. Không khéo khi dự án này chi 1,2 tỉ trồng lục bình rồi 1, 2 năm sau phải chi thêm 8 tỉ để diệt lục bình nữa vì lục bình sinh sôi rất nhanh".
M. SƠN (báo NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tiền Giang: Bỏ 8 tỉ đồng diệt lục bình nơi này rồi chi 1,2 tỉ trồng nơi khác!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI