Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Thuế Cacbon tại Canada gây phản tác dụng
(11:11:44 AM 10/04/2013)Thuế Cacbon gây khó khăn cho ngành hàng không
Việc Canada đơn phương cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ có lợi rất ít về môi trường bởi vì phần của Canada trong tổng lượng khí thải toàn cầu là nhỏ.
Lượng khí thải ròng năm 2010 của Canada là 692 triệu tấn, bằng mức trong năm 2009 và chỉ chiếm 2% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Việc cắt giảm 50% lượng khí thải của Canada, sẽ yêu cầu một mức thuế cácbon rất cao, hầu như không thể làm gì để thay đổi quỹ đạo của biến đổi khí hậu tương lai. Chỉ sự bất ngờ tăng trưởng nhỏ nhất của kinh tế Trung Quốc cũng có thể khiến sự cắt giảm của Canada trở nên vô nghĩa.
Trong lúc thuế cácbon hầu như không có lợi, hoặc có lợi rất ít về môi trường, nó có thể gây ra nhiều khó khăn kinh tế. Một nghiên cứu của Hiệp hội quốc gia các nhà chế tạo Mỹ ước tính rằng việc áp đặt thuế cácbon ở mức 20 USD/tấn có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ giảm 0,4% trong tương lai gần, và (sự sụt giảm đó) sẽ tăng lên 0,6% vào năm 2053. Để có thể hoàn thành mục tiêu cắt giảm 80% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong khung thời gian đó, GDP của Mỹ có thể bị giảm 3,6%.
Còn tại Canada, kết quả một nghiên cứu gần đây do Trường chính sách công thuộc Đại học Calgary cho thấy việc áp đặt mức thuế năng lượng để đạt được mục tiêu giảm 18% khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ khiến GDP của nước này giảm đi 0,61% và số công ty cũng giảm đi 0,61%, còn tùy thuộc vào cách thức đánh loại thuế này. Tất nhiên là cách thức sử dụng thu nhập thuế cácbon có thể ảnh hưởng đến mức độ thiệt hại kinh tế mà chúng có thể gây ra.
Thuế cácbon cũng có tính tiêu cực bởi vì chúng sẽ gây tổn hại cho người nghèo nhiều hơn so với người giàu.
Một nghiên cứu mới đây của Cơ quan nghiên cứu quốc gia Mỹ phát hiện rằng "mặc dù các hộ gia đình giàu có hơn sẽ phải trả thuế thu nhập hàng năm cao hơn, nhưng các nhóm có thu nhập thấp hơn phải chịu gánh nặng lớn hơn về thuế cácbon." Những người nghèo nhất phải chịu gánh nặng thuế cácbon nhiều gấp 3,2 lần so với những người giàu nhất.
Một nghiên cứu tương tự tại Canada cho thấy việc đánh thuế cácbon ở mức 30 USD/tấn sẽ khiến những người nghèo nhất mất đi 1,7% thu nhập của hộ gia đình, trong khi thu nhập của những hộ gia đình giàu nhất chỉ mất 0,86%.
Thêm vào đó, việc đánh thuế cácbon có thể làm giảm sức cạnh tranh kinh tế của Canada, vì tất cả doanh nghiệp Canada đều phải gánh chịu thuế cácbon, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Chi phí sản xuất cao hơn sẽ làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của Canada trên các thị trường quốc tế, dẫn đến mất việc làm. Ảnh hưởng tiêu cực của thuế cácbon sẽ nghiêm trọng hơn bởi vì nó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của Canada không chỉ với các nước đang công nghiệp hóa như Trung Quốc, mà cả với các đối tác thương mại khác như Mỹ.
Cho dù biến đổi khí hậu là một nguy cơ nhỏ hay lớn, thì những hành động đơn phương của các nước công nghiệp, nhất là các quốc gia nhỏ như Canada, sẽ hầu như không có lợi gì, mà chỉ gây tổn thất lớn.
Thuế cácbon không phải là "thuốc chữa bách bệnh" nhằm thực thi các chế độ kiểm soát khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu như được miêu tả trong 20 năm gần đây, mà chỉ gây ra những khó khăn kinh tế để đổi lại rất ít hoặc hầu như không có lợi về môi trường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.