»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:08:05 PM (GMT+7)

Thêm đập thủy điện trên sông Mekong, miền Tây chồng chất nỗi lo

(00:01:53 AM 17/05/2017)
(Tin Môi Trường) - Các chuyên gia Việt Nam lo ngại cuộc sống 20 triệu dân miền Tây bị xáo trộn lớn khi Lào xây thêm đập thủy điện Pak Beng trên sông Mekong.

Ủy ban sông Mekong Việt Nam vừa tổ chức tham vấn quốc gia về thủy điện Pak Beng, dự kiến được xây dựng trên sông Mekong ở Tây Bắc nước Lào. Buổi tham vấn diễn ra tại Cần Thơ nhằm ý kiến của chuyên gia, lãnh đạo các tỉnh phía Nam.

 
[-]Thêm[-]đập[-]thủy[-]điện[-]trên[-]sông[-]Mekong,[-]miền[-]Tây[-]chồng[-]chất[-]nỗi[-]lo
Đập Pak Beng do một công ty của Trung Quốc thiết kế và đầu tư xây dựng. Nguồn: Pak Beng Hydropower project
 
Các chuyên gia cho rằng số liệu trong tài liệu phía Lào cung cấp đã cũ, giải pháp cũng lạc hậu, không đánh giá tác động xuyên biên giới. Ba công trình thủy điện của Lào gồm Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng tác động lớn đến dòng chảy của sông Mekong vào mùa khô; sẽ làm tăng hiện tượng xâm nhập mặn trên sông Tiền và sông Hậu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của 20 triệu dân đồng bằng sông Cửu Long.
 
Nếu xét tác động tổng thể cả chuỗi 11 đập thủy điện trên sông Mekong mà hai nước Lào và Campuchia dự kiến xây dựng (Lào 9 đập, Campuchia 2 đập) thì lượng nước xuống hạ nguồn thiếu hụt đến 28%; nước mặn sẽ lấn sâu vào đất liền. Mặt khác, hồ chứa Pak Beng lưu giữ đến 90% bùn cát đáy và một phần bùn cát lơ lửng từ thượng nguồn…
 
Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân cho rằng báo cáo dự án thủy điện Pak Beng có các vấn đề là thiếu số liệu, chuỗi số liệu quá ngắn so với các thời gian sử dụng của đập, không tính đến tác động địa chất trong không gian và theo thời gian...
 
Theo giáo sư Trân, miền Tây đang bị sạt lở nghiêm trọng do tích lũy trầm tích thiếu, nguy cơ bị xâm thực, sụt lún vùng đất này quá rõ. "Một đập thủy điện hoạt động trăm năm chứ không phải 20 năm nên phải đánh giá rõ ràng tác động như thế nào? Đặc biệt là tích lũy trầm tích, phù sa bị con đập này giữ lại thì sẽ vô cùng tai hại cho đồng bằng phía hạ lưu", ông nói.
 
Giáo sư Trân cũng lưu ý đập Pak Beng nằm trong vùng động đất hoạt động rất mạnh mà báo cáo của dự án chưa nói tới. Chu kỳ động đất 10-20 năm là 5-6 độ Richter, 50 năm thì 7 độ Richter. Gần nơi Pak Peng sẽ toạ lạc, nhiều địa phương đã ghi nhận các trận động đất 6-7 độ Richter. "Trên dòng Mekong Lào xây dựng đập dây chuyền, nếu xảy ra động đất thì sẽ đổ vỡ dây chuyền", ông quan ngại.
 
"Tôi đề nghị Lào hoãn xây dựng đập, làm báo cáo đánh giá tác động toàn diện, đầy đủ hơn để trình các quốc gia trong khu vực", giáo sư Trân nói và cho biết đối với Việt Nam, đây là vấn đề sống còn nên khó khăn cách mấy cũng yêu cầu phía bạn hoãn lại.
 
Tiến sĩ Vũ Ngọc Long (Viện Sinh thái học miền Nam) cho rằng đồng bằng sông Cửu Long được hình thành do phù sa sông Mekong. Vùng đất này sẽ bị sụt lún khi không còn phù sa. Bài toán biến đổi khí hậu sẽ xảy ra nhanh hơn, nặng nề hơn khi các đập thủy điện lần lượt chặn dòng chính Mekong. Do đó, báo cáo dự án nên bổ sung nghiên cứu vấn đề xuyên biên giới với Việt Nam, nhất là về tác động sinh thái biển.
 
Địa phương vừa xảy ra sạt lở nghiêm trọng ở bờ sông Vàm Nao - Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lâm Quang Thi cho rằng các đập thủy điện thượng nguồn đều gây lo lắng cho cả miền Tây và cấp độ quốc gia. Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá tác động riêng kinh tế, xã hội và môi trường là chưa đủ. "Nếu như Lào và Campuchia cho xây toàn bộ 11 đập trên song Mekong và các công ty của Trung Quốc đầu tư tất cả thì tình hình sẽ như thế nào?", ông Thi nói.
 
Tiến sĩ Dương Văn Ni (Khoa môi trường, đại học Cần Thơ) nói tham vấn thủy điện Pak Beng lần này cũng giống như khi tham vấn thủy điện Xayaburi mấy năm trước. Khi đó, Thủ tướng Việt Nam cũng có văn bản đề xuất Lào cho dời lại 10 năm sau hãy xây đập. "Nhưng nước bạn vẫn xây, vì sao? Vì tham vấn chỉ mang tính góp ý chứ không có tính pháp lý. Rõ ràng chúng ta đang rơi vào vòng luẩn quẩn", ông Ni lo lắng.
 
[-]Thêm[-]đập[-]thủy[-]điện[-]trên[-]sông[-]Mekong,[-]miền[-]Tây[-]chồng[-]chất[-]nỗi[-]lo
Các đập thủy điện trên sông Mekong.
 
Bộ Trưởng Tài nguyên - Môi trường, Chủ tịch Ủy ban sông Mekong Việt Nam Trần Hồng Hà cho biết, là quốc gia cuối nguồn sông Mekong, Việt Nam theo dõi đặc biệt với sự quan tâm đặc biệt và quan ngại sâu sắc trước việc các quốc gia đầu nguồn xây dựng đập thủy điện. Việc làm này cùng với biến đổi khí hậu đã tác động kép lên toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long mà đỉnh điểm là xâm nhập mặn năm 2016 và sạt lở khắp nơi, đặc biệt là ở bờ sông Vàm Nao vừa qua.
 
Hồi tháng 2, trong buổi tham vấn tại Lào, tiến sĩ Davong Phonekeo - thư ký thường trực của Bộ Năng lượng và Mỏ Lào - cho rằng dù có tăng trưởng kinh tế ấn tượng gần đây, Lào vẫn là quốc gia kém phát triển nhất khu vực Mekong. Do đó việc phát triển thủy điện theo cách bền vững và có trách nhiệm là chất xúc tác cho phát triển kinh tế và giúp cho hàng triệu người nước này thoát nghèo.
 
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lào Sommath Pholsena cho rằng, dư luận không nên quá lo lắng về các tác động từ dự án đập thủy điện Pak Beng. Lào sẽ phải đảm bảo và phải chịu trách nhiệm đối với người dân Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan.
 
Pak Beng là thủy điện thứ nhất trong chuỗi 11 bậc thang thủy điện dòng chính dự kiến xây dựng trong vùng hạ lưu vực sông Mekong. Đây là công trình thứ 3 của Lao (thuộc huyện Pak Beng, tỉnh Oudomxay, Tây Bắc Lào), sau Xayaburi và Don Sahong, cách đồng bằng sông Cửu Long gần 2.000 km.
 
Thủy điện Pak Beng có công suất thiết kế 912 MW, điện lượng 4,765 GWh. Khi hoàn thành sẽ có đến 90% lượng điện sản xuất ra được bán sang Thái Lan. Chính phủ Lào cho biết công trình đập Pak Beng dự kiến được khởi công năm 2017, hoàn tất vào năm 2023 và bắt đầu đi vào hoạt động thương mại năm 2024.
 
Trước đó, Chính phủ Lào đã nộp cho Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) báo cáo về nghiên cứu khả thi, đánh giá tác động môi trường và xã hội của thủy điện Pak Beng. Cuối năm 2016, các nước thành viên MRC thống nhất quá trình tham vấn cho dự án thủy điện này trong vòng 6 tháng.
 
Cửu Long (báo VnExpress)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thêm đập thủy điện trên sông Mekong, miền Tây chồng chất nỗi lo

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI