Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Thăng trầm trái bơ Đak Lak
(10:40:44 AM 05/09/2012)Đề nghị này xuất phát từ dịp một số nhà nhập khẩu và phân phối trái cây có tiếng tăm ở Nhật Bản đến Việt Nam vừa đi du lịch, vừa tìm hiểu trái cây đặc sản của Việt Nam và đã bị chinh phục khi được thưởng thức những trái bơ sáp mang thương hiệu Trịnh Mười tại Buôn Ma Thuột. Ông Trịnh Xuân Mười, Giám đốc Công ty TNHH Trịnh Mười, người có quá nhiều duyên nợ với trái bơ, người giàu lên từ bơ, nhanh chóng hiểu ra rằng, thời cơ của mình và của những người trồng bơ trên đất Tây Nguyên đã đến.
|
Cây bơ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân Dak Lak. Ảnh:T.L |
Vào cuối những năm 1990, chính ông Trịnh Xuân Mười là người tìm ra và thực hiện phương pháp ghép giữa chồi bơ thực sinh và cành bơ đầu dòng để có được những giống bơ ghép cho năng suất cao, chất lượng cao. Năm 1999, trong vườn cà phê rộng 1,8 ha của mình, ông Mười cho trồng xen canh 200 cây bơ sáp ghép, sau 3 năm, ông đã “hái ra tiền”. Năm 2011, vợ ông thu 800 triệu đồng từ bơ trái của 200 cây bơ này, còn ông thu hơn 1 tỷ đồng từ cành để ghép giống. Không chỉ có vậy, phương pháp ghép giống bơ của ông đã thúc đẩy một nhận thức mới, một hành động mới về trái bơ trên đất Tây Nguyên. Người nông dân Tây Nguyên hiểu rằng, chỉ có những giống bơ ghép, chứ không phải những giống bơ cũ được trồng bằng hạt, mới tạo nên tiền bạc và tên tuổi. Nhu cầu giống bơ ghép tăng mạnh ở Tây Nguyên. Để đáp ứng nhu cầu, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã vào cuộc sản xuất giống bơ ghép, và họ đã thành công với nhiều giống bơ mới, mà đặc biệt là giống bơ Booth hiện rất được nông dân ưa chuộng. Và vào năm 2010, Công ty Dakfarm đã thành công trong việc tạo ra những giống bơ sáp ghép trái vụ/nghịch mùa có giá trị kinh tế vượt trội so với những giống bơ chính vụ.
Sự lên ngôi của cây bơ ở Tây Nguyên đã thu hút sự quan tâm của chính quyền sở tại và của cả chính nước ngoài. Năm 2007, Chính phủ Đức đã đứng ra tài trợ Dự án Phát triển chuỗi giá trị bơ Dak Lak nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về một loại trái cây nữ hoàng, xác định các phương thức trồng trọt và chăm sóc bơ đúng tiêu chuẩn, xây dựng các quy trình và quy chuẩn trong vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ trái bơ thành phẩm. Theo các đánh giá chuyên môn, dự án này vẫn để lại những dư vị ngọt ngào cho đến tận hôm nay.
Theo thống kê, trên địa bàn Dak Lak hiện có 2.500 ha bơ chủ yếu trồng rải rác trong các vườn nhà, chỉ một số ít được trồng tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Ở Lâm Đồng, vùng đất có khí hậu và thổ nhưỡng cực kỳ thích hợp với cây bơ, có khoảng 400 ha bơ, trong đó có gần 200 ha mới trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Với diện tích trên, theo ước tính, tổng sản lượng bơ của Tây Nguyên chỉ vào khoảng 30.000 tấn, một con số rất nhỏ nhoi trong một thị trường gần 90 triệu dân, và một thị trường quốc tế đang khao khát những trái bơ có phẩm cấp cao. Ông Nguyễn Văn Lạng, Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Dak Lak, người có nhiều công lao trong việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị bơ Tây Nguyên cho rằng, sở dĩ cây bơ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng bởi không có những nhà đầu tư lớn có khả năng xác lập các vùng chuyên canh, có khả năng xây dựng và quảng bá thương hiệu, có khả năng thiết lập một hệ thống phân phối và bán hàng chuyên nghiệp.
Trước khi cây bơ Tây Nguyên được chú ý và lên ngôi vào năm 2007, trái bơ Tây Nguyên chủ yếu được tiêu thụ bởi các đoàn khách du lịch, bởi các người dân sở tại mua làm quà biếu cho người thân ở xa. Khi trái bơ lên ngôi, một loạt người thân của các nhà vườn trồng bơ ở Tây Nguyên làm ăn và sinh sống ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh… đã trở thành những kênh phân phối không chuyên nghiệp nhưng quan trọng cho trái bơ. Theo ông Nguyễn Văn Lạng, hệ thống phân phối nhỏ lẻ này đã góp phần tạo đầu ra và quảng bá tiếp thị cho trái bơ nhưng cũng đã tạo nên nhiều hệ lụy với việc cung cấp những trái bơ có phẩm cấp thấp, bảo quản kém trong quá trình lưu thông phân phối. “Với hệ thống phân phối kiểu truyền thống này, trái bơ chưa mặc định được một vị trí vững chắc đối với người tiêu dùng”, ông Lạng nói.
Vào năm 2007, khi Dự án Phát triển chuỗi giá trị bơ Dak Lak do Chính phủ Đức tài trợ được triển khai, Công ty TNHH Thu Nhơn được chỉ định làm nhà phân phối cho trái bơ Dak Lak. Nỗ lực của dự án và của chính Công ty Thu Nhơn đã xác lập được vị trí nữ hoàng của trái bơ. Trái bơ trở thành món ăn trong các chuyến bay của Vietnam Airlines, xuất hiện trong các siêu thị và khách sạn lớn trên toàn quốc. Trong giai đoạn 2007 - 2010, mỗi ngày Công ty Thu Nhơn xuất ra 4-5 tấn bơ vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của các khách hàng dù giá cao chót vót. Vào đầu năm 2011, khi Dự án phát triển chuỗi giá trị bơ Dak Lak hết hiệu lực, Công ty Thu Nhơn không còn nhận được sự trợ giúp về nguồn vốn và nhân lực chất lượng cao, trái bơ đã không còn xuất hiện ở những nơi mà đáng ra nó phải xuất hiện. Bà Nguyễn Thị Thu Nhơn, Giám đốc Công ty TNHH Thu Nhơn cho biết, vào thời điểm hiện tại, do thiếu vốn và thiếu nhân lực, mỗi ngày công ty chỉ xuất đi 300-400 kg bơ, bằng 1/10 trước đây. Bà Thu Nhơn ao ước có 10-15 tỷ đồng vốn như trước đây để duy trì và phát triển vị trí của trái bơ trên thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài. Công ty TNHH Trịnh Mười cũng đang nỗ lực đưa trái bơ ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, hiện tại, công ty này cũng chỉ đưa ra được 300-400 kg/ngày. “Thiếu vốn nên lực bất tòng tâm. Tôi đã cay đắng lùi chuyện làm ăn với các vị khách Nhật Bản”, ông Trịnh Xuân Mười ngậm ngùi cho biết. Ông Mười nêu ra một thực trạng chua chát: những nhà phân phối bơ như ông, như bà Nguyễn Thị Thu Nhơn không phải là những nhà đầu tư thương mại hùng mạnh, mà chỉ là những người có duyên nghiệp và yêu mến trái bơ mà thôi, vì vậy rất khó để phát triển thị trường. “Cây bơ Tây Nguyên rất cần những nhà đầu tư thương mại hùng mạnh để có một chuỗi cung ứng hùng mạnh”, ông Mười nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.