»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:44:51 PM (GMT+7)

Tâm thư gửi Bộ trưởng Cao Đức Phát kêu cứu cho... tôm

(13:53:01 PM 04/01/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Tin Môi Trường giới thiệu toàn văn bức thư của kĩ sư trẻ Hoàng Thanh Vũ gửi Bộ Trưởng Cao Đức Phát kêu cứu cho... tôm Việt Nam
Toàn[-]văn[-]bức[-]thư[-]kêu[-]cứu[-]gửi[-]Bộ[-]trưởng[-]Cao[-]Đức[-]Phát
Anh Hoàng Thanh Vũ (bìa trái), người gửi thư cho Bộ trưởng Cao Đức Phát để kêu cứu cho doanh nghiệp, công nhân với người nuôi tôm miền Tây. Ảnh: Diễm Hằng  

 
Sóc Trăng, ngày 28 tháng 12 năm 2011

Kính gởi anh Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Kính thưa Anh!

Thư này em gởi không thuộc hệ thống hành chánh nên em mạn phép gọi Bộ trưởng là Anh cho thân mật hơn.

Em tên Hoàng Thanh Vũ, phụ trách Phòng Quản lý chất lượng và Công nghệ trong doanh nghiệp chuyên chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu tôm chủ yếu của doanh nghiệp em là Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Em đang đứng trước nguy cơ mất việc nên mới mạo muội viết thư này kính gởi lên Anh xem xét.

Hiện nay Bộ NN&PTNT cho phép hạn chế sử dụng kháng sinh enrofloxacin và ciprofloxacin trong nuôi tôm nhưng có hạn chế dư lượng khống chế không vượt 100ppb (một trăm phần tỷ). Trong khi đó qui định ở Nhật Bản dư lượng này cho phép dưới 10ppb và Hoa Kỳ là 1ppb.

Kính thưa Anh!

Sự không đồng bộ này dẫn đến trong năm 2011 có 56 lượt tôm Việt Nam đã bị cơ quan chức năng Nhật Bản phát hiện có dư lượng kháng sinh enrofloxacin quá mức cho phép, mức phát hiện phổ biến khoảng 20ppb, và hàng bị buộc tái nhập về Việt Nam.

Doanh nghiệp em đang làm việc nằm trong số đó, đã ba lượt bị cảnh báo. Nếu bị cảnh báo thêm lần nữa nhà máy em làm việc sẽ bị Nafiqad cắt, tạm ngưng có thời hạn xuất vào thị trường Nhật Bản. Lúc đó doanh nghiệp em sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí có thể phá sản.


Bởi nguy cơ việc làm và đời sống của gần 3000 lao động trong doanh nghiệp, em đã bị lãnh đạo doanh nghiệp cảnh cáo vì kiểm soát tôm nguyên liệu thiếu chặt chẻ. Em đã trình bày trong năm 2011 này chi phí mua kit về tự kiểm tra trong nhà máy đã 4.188 triệu đồng, chi phí kiểm tra hóa học ở Nafi 5 cũng khoảng 1.673 triệu.

Nội chi phí kiểm tra này ngốn gần 0,5% giá thành sản phẩm, trong khi lợi nhuận kinh doanh con tôm rất thấp, trung bình chỉ có 1,5% trên doanh số. Có nghĩa là chi phí kiểm tra làm mất đi 1/3 lợi nhuận! Trong khi tình hình nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long là hết sức phong phú về cách thức nuôi.

Nuôi công nghiệp qui mô lớn thì việc kiểm soát dễ dàng, ít phí tổn. Nhưng đại đa số đang nuôi quảng canh cải tiến, quy mô nhỏ, sản lượng nhỏ, vài trăm kg/ao.Với quy mô như vậy, một container xuất khẩu (17 tấn thành phẩm net) cần tới sản lượng 40-50 ao tôm mới đủ.

Nếu kiểm tra hết từng ao một sẽ không phí tổn nào cho xiết, chưa kể do thiếu dụng cụ vận chuyển, bảo quản, các đại lý thu gom nguyên liệu thường dồn các lô hàng nhỏ thành một và việc nhiễm kháng sinh trong tôm trong cùng một ao nuôi không đồng nhất khiến việc kiểm soát càng khó khăn.


Kính thưa Anh!

Em cũng biết VASEP đã nhiều lần kiến nghị lên Bộ NN&PTNT xem xét, dừng việc sử dụng kháng sinh nêu trên trong nuôi tôm vì người nuôi không đủ hiểu biết thế nào là sử dụng hạn chế và các cơ sở chế biến cũng không thể đủ thiết bị, tài chánh để kiểm tra toàn bộ tất cả các lô hàng lớn lẫn nhỏ. Việc kiến nghị này từ trước vụ nuôi chính năm 2011.

Nay kéo dài, sắp tới vụ nuôi chính năm 2012, nếu không có sự sửa đổi cần thiết, em cảm thấy lo âu cho tình cảnh con tôm nuôi Việt Nam, có thể bị khách hàng từ Nhật Bản tẩy chay. Lúc đó các thị trường khác sẽ coi nhẹ con tôm chúng ta. Khi tình huống đó xảy ra, giá cả tôm Việt Nam bị giảm là chuyện chưa lớn, chuyện lớn là tôm chúng ta không còn được tiêu thụ mạnh.

Nếu em không viết thư này, e sẽ có lúc các cơ sở chế biến không mua con tôm của nông dân vì có dư lượng kháng sinh quá mức cho phép của thị trường tiêu thụ (chớ không phải mức của Bộ NN&PTNT cho phép), chắc Anh cũng sẽ nhận được thư khác, từ người nuôi tôm.


Anh à, Sự bức xúc của em bắt nguồn từ khó khăn riêng của em, có thể em gây phiền hà cho Anh, phải đọc thư này. Nhưng em cũng thiết nghĩ, sự bức xúc này cũng là chuyện chung. Con tôm chúng ta chủ yếu bán vào Nhật Bản và Hoa Kỳ, mình phải bán cái họ cần.

Họ cần con tôm sạch hoặc có dư lượng hóa chất dưới ngưỡng cho phép. Nên em mạn phép thiết tha kiến nghị Anh xem xét ngăn chặn triệt để việc sử dụng hai chất kháng sinh nêu trên trong nuôi tôm ngay trước vụ nuôi chính năm 2012 và yêu cầu cơ quan chức năng trong Bộ NN&PTNT công bố chất khác thay thế.

Trên mạng cảnh báo Nhật Bản chỉ có tôm Việt Nam bị phát hiện dư lượng chất kháng sinh này, có nghĩa có thể các nước khác đã có chất thay thế hai loại kháng sinh này trong nuôi tôm của họ.


Em kính chúc Anh dồi dào sức khỏe, tinh thần minh mẫn sáng suốt và thành công trong công việc, đưa nền nông nghiệp nước nhà lên tầm cao mới.

Một lần nữa em cám ơn Anh đã đọc tới đây. Một lần nữa em xin lỗi đã mạo muội viết thư này.

Trân trọng kính chào Anh!
 

Người viết thư

Hoàng Thanh Vũ
E.mail: fmhtvu@gmail.com
Tin Môi Trường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tâm thư gửi Bộ trưởng Cao Đức Phát kêu cứu cho... tôm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI