»

Thứ sáu, 22/11/2024, 18:19:13 PM (GMT+7)

Tài chính cho tăng trưởng xanh, chưa rạch ròi

(11:13:48 AM 11/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Đầu tư tài chính cho tăng trưởng xanh hiện nay ở Việt Nam chưa được phân biệt rạch ròi, bởi lẽ chiến lược tăng trưởng xanh mới ra đời năm 2012, hiện chưa có chương trình hành động và chưa có tiêu chí cho đầu tư tài chính vào tăng trưởng xanh.


Kinh nghiệm thế giới cho thấy, nếu tiếp cận theo hướng kinh tế xanh sẽ mang lại cho nền kinh tế không chỉ là phúc lợi xã hội mà còn góp phần khôi phục, duy trì và phát triển hệ sinh thái, giảm rủi ro môi trường đảm bảo phát triển bền vững.

Theo kết qủa nghiên cứu của các tác giả trong tài liệu “Hướng tới nền kinh tế xanh” do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) công bố năm 2011, nếu thực hiện mô hình kịch bản đầu tư xanh hàng năm với số vốn khoảng 2% GDP toàn cầu (khoảng 1300 tỷ USD), trong đó khoảng một phần tư của tổng số (0,5% GDP) tương đương với số tiền 350 tỷ USD được đầu tư cho các lĩnh vực sử dụng nhiều vốn tự nhiên như các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, nước sạch và thủy sản.

Cũng theo tính toán của các nhà nghiên cứu kinh tế xanh, giai đoạn 2011-2050 các khoản đầu tư sẽ tăng lên do tăng trưởng kinh tế, đến năm 2050 đạt 3,9 nghìn tỷ USD (tính theo tỷ giá năm 2010), khi đó thế giới sẽ chuyển dịch các hoạt động đầu tư “nâu” sang các hoạt động đầu tư “xanh”, xét về mô hình kinh tế vĩ mô trong dài hạn, với mức độ đầu tư này sẽ có một sự cải thiện đáng kể theo hướng kinh tế xanh và sẽ làm tăng tổng lượng của cải toàn cầu.

Đầu tư tài chính cho tăng trưởng xanh còn tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, theo tính toán của UNEP năm 2009 ở châu Âu và Mỹ, việc đầu tư tài chính xây dựng các tòa nhà xanh đã tạo ra 2-3,5 triệu việc làm. Ở Trung Quốc, đầu tư cho lĩnh vực tái chế chất thải đã tạo ra 10 triệu việc làm và doanh thu 17 tỷ USD/năm.

Ở các nước đang phát triển, theo tính toán và dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), đối với nhu cầu đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xanh như năng lượng, xây dựng, vận tải trên toàn cầu có thể lên tới 563 tỷ USD vào năm 2030 cùng với 100 tỷ USD thích ứng với biến đổi khí hậu.

Từ các cơ sở dữ liệu này cho thấy nếu đầu tư vào kinh tế xanh tạo ra tăng trưởng xanh là chiến lược dài hạn cho phát triển bền vững trong tương lai.

Theo PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên&Môi trường, thực tiễn của Việt Nam, đầu tư tài chính cho tăng trưởng xanh hiện nay chưa được phân biệt rạch ròi, bởi lẽ chiến lược tăng trưởng xanh mới ra đời năm 2012, hiện chưa có chương trình hành động và chưa có tiêu chí cho đầu tư tài chính vào tăng trưởng xanh.

Nếu theo mô hình đầu tư tài chính cho tăng trưởng xanh hàng năm theo các ngành như UNEP khởi xướng gồm 9 lĩnh vực: Nông nghiệp, xây dựng, cung cấp năng lượng, ngư nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông, chất thải và nước thì chúng ta cũng đã tiến hành từ trước đến nay, nhưng phân biệt rạch ròi tiêu chí nào là đầu tư cho tăng trưởng xanh thì chưa có, do vậy cần sớm có tiêu chí đầu tư tài chính cho tăng trưởng xanh đối với các ngành và lĩnh vực.

Nếu xem xét đầu tư tài chính gần với tăng trưởng xanh theo cách nhìn nhận của UNEP đối với các ngành, những năm vừa qua chúng ta cũng đã tiến hành thực hiện đầu tư tài chính dưới nhiều hình thức và thành phần kinh tế khác nhau, đối với đầu tư từ ngân sách Nhà nước có chương tình 327 trồng lại rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, sau đó kế tiếp là chương trình 5 triệu ha rừng. Trong lĩnh vực môi trường mức chi cho công tác bảo vệ môi trường hàng năm là 1% tổng chi ngân sách....

Nguồn tài chính đầu tư nước ngoài dưới các hình thức khác nhau cũng liên tục tăng, nhất là lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và biến đổi khí hậu, chúng ta đã giảỉ quyết khá tốt về đầu tư tài chính cho giảm nghèo, nước sạch và hợp vệ sinh.

Đối với biên đổi khí hậu, không chỉ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước theo chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu mà chúng ta còn nhận được nguồn tài trợ quốc tế khá lớn tính đến năm 2011 đã có khoảng 1,2 tỷ USD đầu tư tài chính dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chủ yếu cho thích ứng với biến đổi khí hậu, ngoài ra chúng ta cũng đã có cơ chế chính sách thu hút nguồn vốn tài chính xã hội hóa khuyến khích đầu tư cho các lĩnh vực khác nhau liên quan đến tăng trưởng xanh.

MẠNH CƯỜNG- MTX
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tài chính cho tăng trưởng xanh, chưa rạch ròi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI