»

Thứ sáu, 22/11/2024, 22:23:50 PM (GMT+7)

"Sử dụng tài nguyên, đất đai còn yếu kém, lãng phí"

(22:43:45 PM 19/09/2013)
(Tin Môi Trường) - "Công tác quản lý, sử dụng tài nguyên, đất đai vẫn còn những yếu kém, lãng phí, nhất là tình trạng vi phạm pháp luật trong khai thác tài nguyên khoáng sản” – Chủ nhiệm UBTCNS Phùng Quốc Hiển nói.

Chiều 19/9, báo cáo UBTVQH về thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2013, tổng thu NSNN ước đạt 429.165 tỷ đồng, tổng mức chi khoảng 527.860 tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2012. Mức bội chi NSNN bằng 60,9% mức bội chi Quốc hội quyết định đầu năm.

 

Cũng theo Bộ trưởng Dũng, những tháng đầu năm 2013 tiến độ thu NSNN đạt thấp, chậm hơn so với cùng kỳ của những năm trước, trong khi nhu cầu về nguồn lực để đáp ứng các nhiệm vụ chi quan trọng, cấp thiết về quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh đặt ra ngày càng nhiều và cấp thiết...

 

Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 có nhiều tiến bộ, song UBTCNS Quốc hội cũng cho rằng, tình trạng lãng phí, chưa tiết kiệm vẫn còn tồn tại trên nhiều lĩnh vực.

 

Chủ nhiệm UBTCNS Phùng Quốc Hiển cho rằng, trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn, khả năng thu NSNN không đạt dự toán nhưng tình trạng trốn thuế, nợ đọng thuế lớn và tăng cao đột biến ở một số địa phương. Bên cạnh đó chi NSNN còn để xảy ra lãng phí, chi chuyển nguồn lớn và không giảm, gây lãng phí NSNN ở một số địa phương.

 

Lãng phí, thất thoát trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB được coi là điểm đáng chú ý. Tình trạng phê duyệt dự án vượt quá khả năng cân đối vốn, khởi công mới, bố trí vốn dàn trải, thi công kéo dài dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản lớn nhưng chưa được xử lý, khắc phục triệt để.

 

UBTCNS Quốc hội cho rằng còn lãng phí trong sử dụng tài nguyên, đất đai

 

UBTCNS cũng đề cập đến thực trạng quản lý, sử dụng vốn và tài sản của DNNN chưa đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu. Tiến trình thực hiện đề án tái cơ cấu, cổ phần hoá còn chậm, chưa đạt được kế hoạch và mục tiêu đề ra. Việc thực hiện chức năng quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp của các cơ quan chức năng ở một số nơi còn hạn chế, dẫn đến việc vi phạm các quy định của nhà nước, gây thất thoát, lãng phí tiền và tài sản nhà nước.

 

Một yếu kém khác được cơ quan thẩm tra chỉ rõ là công tác quản lý, sử dụng tài nguyên, đất đai vẫn còn những yếu kém, lãng phí, nhất là tình trạng vi phạm pháp luật trong khai thác tài nguyên khoáng sản vẫn diễn ra ở nhiều nơi, làm lãng phí tài nguyên thiên nhiên.

 

Ở một số địa phương công tác quản lý đất đai vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, xã còn chậm. Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương còn yếu, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư. Tình trạng để đất hoang hóa, quy hoạch treo chậm được xử lý, khắc phục ở một số địa phương.

 

“Qua giám sát cho thấy, việc sử dụng tài sản công ở một số nơi còn lãng phí, nhất là việc sử dụng hệ thống cảng biển ở một số địa phương hiệu quả thấp, không đạt được mục tiêu đầu tư đặt ra. Tình trạng đầu tư xây dựng quảng trường, trung tâm hội nghị, nhà văn hóa của một số địa phương vượt quá nhu cầu cần thiết, tần suất sử dụng thấp, kinh phí bảo dưỡng, duy trì lớn trong khi NSNN đang rất khó khăn, chưa phù hợp với thực tiễn, gây lãng phí” – ông Hiển nêu.

 

Bên cạnh đó, công tác cải cách hành chính của không ít cơ quan, đơn vị vẫn còn chậm, kết quả chưa cao, tình trạng chưa chấp hành nghiêm kỷ luật, thời gian làm việc vẫn diễn ra. Cơ chế khoán biên chế và giao quyền tự chủ về tài chính còn nhiều hạn chế bất cập, chưa khuyến khích các đơn vị thực hiện giảm biên chế.

 

Việc tiêu dùng của một số bộ phận người dân vẫn còn biểu hiện lãng phí, ý thức tiết kiệm chưa được nâng cao, còn phô trương, hình thức thể hiện rõ trong ma chay, cưới xin, mê tín dị đoan thái quá, nhất là việc đốt vàng mã quá nhiều gây ô nhiễm và lãng phí...

Đến năm 2013, qua công tác kiểm tra của ngành Tài nguyên và Môi trường trong cả nước đã phát hiện 8.161 tổ chức vi phạm, với tổng diện tích đất 128.033 ha. Qua đó, đã kiến nghị xử lý, thu hồi đất của 819 tổ chức với diện tích 38.771, 302 ha; lập hồ sơ thu hồi đất 27.095,417 ha của 559 tổ chức; tiếp tục xử lý 1.547 tổ chức với diện tích 22.654,551 ha; đồng thời yêu cầu 1.902 tổ chức đưa đất vào sử dụng...

(Theo Infonet)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Sử dụng tài nguyên, đất đai còn yếu kém, lãng phí"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI