Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Sân bay Long Thành và câu chuyện ngón tay của Sa Hoàng
(17:53:53 PM 30/10/2014)
Tuyến đường sắt nối giữa Moscow và St.Peterburg thời Sa Hoàng Nicolas I.
1. Một luật sư làm việc cho một hãng luật lớn tại Anh (không tiện tiết lộ tên vì ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh) có văn phòng tại Bangkok, chuyên nghề đại diện mua máy bay cho các hãng hàng không châu Á, từng gõ nhầm số 4 và số 7 trong số tài khoản của khách. Hai số này khi viết tay khá giống nhau. Có thể anh ta đã gõ từ một bản viết tay nào đó.
Bạn có thể tưởng tượng được rằng một lần chuyển khoản trong những hợp đồng mua bán máy bay thì có thể có bao nhiêu tiền. Phúc đức cho chàng luật sư là cái tài khoản mà sau đó tiền được chuyển đến, không có thật, và tiền được gửi ngược trở lại. Nếu đó là một tài khoản có thật, thì việc đòi lại vài trăm triệu USD không biết sẽ tốn công sức đến đâu và sự nghiệp của một luật sư quốc tế có thể đi đời.
Ở Nga, người ta có một truyền thuyết về “Ngón tay của Sa Hoàng”. Số là Sa Hoàng Nicolas I có ý định xây một đường sắt nối giữa Moscow và St.Peterburg – tuyến đường sắt sẽ trở thành huyết mạch của đất nước thời bấy giờ. Ông lấy bản đồ, đặt thước kẻ và vẽ một đường thẳng, rồi đưa cho quần thần thực thi. Không ai dám hỏi lại câu nào, vì lời của Sa Hoàng chính là luật lệ. Đến lúc xây xong, người ta mới ngỡ ngàng vì cả đoạn đường sắt thẳng tắp bỗng nhiên lại có một đoạn cong ở giữa. Họ rỉ tai nhau: Đấy là ngón tay cái của Sa Hoàng, thò ra lúc ông đặt thước kẻ, ông đi vòng bút qua và rốt cục nó trở thành... đường sắt.
Ngón tay của Sa Hoàng chỉ là một hình ảnh cho những nhầm lẫn nhỏ có thể gây tác hại không tưởng, nếu người đưa ra quyết định đang phụ trách một “dự án” vĩ mô. Người ta hay kể chuyện vui rằng nếu một nguyên thủ của một nước có vũ khí nguyên tử trong tay mà ra lệnh cho cấp dưới mang bữa trưa lên cho ông ta, nếu nói ngọng tiếng Anh, từ “lunch” (bữa trưa) có thể nhầm thành “launch” (phóng) và thế là... phóng.
2. Tối 22.10, bộ Giao thông vận tải phát đi thông cáo khẳng định họ không biết “APDi” là công ty nào, dù trước đó, chính lãnh đạo Bộ này khẳng định rằng có công ty APDi của Pháp đang cam kết tài trợ số vốn 2 tỷ USD cho sân bay Long Thành. Thậm chí, trong tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cái công ty “APDi” này cũng xuất hiện.
Rốt cục thì theo nguồn tin của báo Thanh Niên, công ty của Pháp tên là APDM, đã từng bày tỏ mong muốn tham gia vào dự án sây bay Long Thành, và cái gọi là “công ty APDi” thật ra là một... lỗi in ấn.
Hóa ra là nhầm lẫn giữa chữ “i” và chữ “M”, chỉ là một lỗi in ấn nhỏ thôi mà. Đây là lần thứ hai trong vòng một tuần lãnh đạo Bộ Giao thông - Vận tải nhầm lẫn về nhà đầu tư cam kết cung cấp tín dụng để xây sân bay Long Thành. Lần trước, thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu đã phải có thư xin lỗi ngài Fukada Hiroshi, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản vì “nhầm”, nói Nhật đã cam kết cho Việt Nam vay 2 tỷ USD xây sân bay Long Thành.
Chàng luật sư Vương quốc Anh kể trên tâm sự với tác giả rằng anh đang... yêu. Anh yêu một cô gái ở Hà Nội và ngày đêm mong ngóng đến cuối tuần để bay từ Bangkok về gặp cô. Anh không thể tập trung làm việc được. Không biết tâm trạng của ông Thứ tưởng Bộ Giao thông - Vận tải là gì trong trường hợp này, để ông nhầm lẫn liên tục trong vòng một tuần. Mà nhầm với 2 tỷ USD.
3. Những “ngón tay của Sa Hoàng” thế kỷ 21 có thể sẽ không đến mức khiến người ta đổ công của ra để xây đường sắt theo hình... ngón tay. Thời mông muội ấy đã qua rồi. Nhưng nó khiến cho niềm tin bị lung lay.
Dự án sây bay Long Thành từ khi còn nằm trên giấy đã tiêu tốn không biết bao nhiêu giấy mực của báo chí Việt Nam. Có những tờ báo, kiểm lại, đã có tới hơn 40 bài viết về “sân bay Long Thành” trong vòng hơn một năm qua. Hàng nghìn bài viết, phản đối có, ủng hộ có, nhưng tựu chung lại, sau những “lỗi in ấn”, “nói nhầm” như đã kể, thì bây giờ chỉ còn sự hoài nghi.
Rốt cục thì cứ tưởng tượng rằng Bộ Giao thông - Vận tải đang đóng vai một nhà thuyết khách, cố gắng thuyết phục Quốc hội và nhân dân chi ra hơn 18 tỷ USD để xây một cái sân bay. Nhưng vị thuyết khách lại lắp bắp, nói năng lung tung. Cho dù cái dự án ấy có thực sự cần thiết, cho dù các chuyên gia đầu ngành có khẳng định rằng không thể trông vào Tân Sơn Nhất được nữa mà phải xây sân bay mới thôi, thì dư luận cũng không thể nào tin được nữa.
Chàng luật sư chỉ bị lãnh đạo hãng luật khiển trách. Nhưng câu nói nhầm của Thứ trưởng thì đã khiến phía Nhật Bản không hài lòng, hay nói một cách khác là ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao: Không phật lòng sao được khi chỉ một câu nói ấy thôi, chỉ vài tiếng đồng hồ sau người ta thấy tin “Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam 2 tỷ USD xây sân bay” khắp các mặt báo lớn nhỏ trên khắp thế giới.
Và người ta cũng có quyền đặt câu hỏi rằng ngay cả tên đối tác cũng nhớ không chính xác, thì những nhà đầu tư bằng ngân sách của Việt Nam có thể... nhầm những gì, và liệu câu chuyện về “Ngón tay của Sa Hoàng” có thực sự chỉ là một truyền thuyết?
Và người ta cũng có quyền đặt câu hỏi rằng ngay cả tên đối tác cũng nhớ không chính xác, thì những nhà đầu tư bằng ngân sách của Việt Nam có thể... nhầm những gì, và liệu câu chuyện về “Ngón tay của Sa Hoàng” có thực sự chỉ là một truyền thuyết?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.