Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Thứ sáu, 22/11/2024, 12:16:16 PM (GMT+7)
Rớt nước mắt vì... dưa!
(18:48:19 PM 04/12/2012)(Tin Môi Trường) - Những ngày này, nhiều nơi trên tuyến đường Hồ Chí Minh (đoạn qua địa phận huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum), hàng chục điểm tập kết dưa hấu lên đến hàng trăm tấn vương vãi ven đường.
Ăn bánh bao cầm cự hơn 10 ngày qua để bán lẻ từng quả dưa hấu. Ảnh: Minh Toàn
Không năm nào dưa hấu được mùa như năm nay, nhưng điệp khúc “được mùa rớt giá” lại rơi trúng vào thời điểm gần giáp tết, khiến nhiều gia đình trồng dưa hấu huyện Đăk Tô lao đao.
Người dân “tự bơi”
Hơn chục năm qua, đây là lần đầu tiên thời tiết trên địa bàn tỉnh Kon Tum mưa thuận gió hòa, mưa không dai dẳng như những năm trước, khí hậu bớt khắc nghiệt hơn. Bởi vậy, hàng chục hộ nông dân trồng dưa tại xã Diên Bình, huyện Đăk Tô được mùa. Mỗi hécta cho thu hoạch từ 50-70 tấn dưa. Nhưng được mùa mà người dân không vui. Năm 2011, mỗi kilôgram dưa hấu bán sỉ cho tư thương dao động từ 7.600 - 8.000 đồng. Vậy mà năm nay, hàng chục gia đình trồng dưa hấu lại rớt nước mắt vì dưa ! Hàng trăm tấn dưa hấu chất đầy ven đường, nhiều gia đình nông dân cử cả nhà, từ người lớn đến trẻ em ra ven đường vẫy tay, đón người đi đường để bán lẻ từng quả.
Anh Trương Công Trình (trú tại thôn 1), mướn 2ha đất, cứ đinh ninh rằng năm nay dưa hấu được mùa nên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đem thế chấp ngân hàng vay 50 triệu đồng để đầu tư. Anh than: “So với mọi năm, mỗi hécta dưa cộng với chi phí đầu tư mỗi hécta khoảng 150 triệu đồng. Tưởng như mọi năm, mỗi hécta dưa trừ mọi chi phí còn bỏ túi gần 200 triệu đồng. Song năm nay, dưa trở nên ế ẩm, gọi mãi các đại lý thu gom dưa, nhưng không người nào bắt máy điện thoại. Mỗi tháng phải trả lãi ngân hàng đến 9 triệu đồng, chưa kể số tiền “vay nóng” bên ngoài với lãi suất gần 20% thì mỗi tháng gia đình phải trả trên 10 triệu đồng. Cứ đà này gia đình không biết xoay xở như thế nào ?”.
Còn anh Hoàng Long thì từ bỏ chanh dây, chuyển sang trồng dưa hấu. Chắt góp chút tài sản còn lại của gia đình, vay Ngân hàng Chính sách xã hội 34 triệu đồng quyết tâm đổi đời...; song đến giờ này, với giá dưa quá hẻo đành “thả tay”.
Một quả dưa hấu bằng chiếc bánh bao
Theo tính toán sơ bộ, chỉ riêng địa bàn xã Diên Bình, huyện Đăk Tô có khoảng 100 gia đình canh tác 150ha dưa. Bình quân mỗi hécta khoảng 50 tấn thì toàn xã Diên Bình đang ứ đọng 7.500 tấn dưa hấu. Đấy là chưa kể đến diện tích dưa hấu được trồng tại xã Đăk Rơ Wa, Ia Chim, TP. Kon Tum; xã Sa Bình, huyện Sa Thầy; xã Ngọc Tụ, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô. Hàng ngàn tấn dưa, nhưng người nông dân đang bán lẻ từng quả cho những người đi đường. Gương mặt của chị Nguyễn Thị Bé chai sạm vì nắng gắt hơn 3 tháng gieo trồng, chăm sóc dưa, nay lại queo quắt hơn bởi mười ngày qua phải “đội trời” để bán lẻ từng quả dưa cho người đi đường, nhằm cóp nhặt từng đồng nuôi con. Chị Bé than khổ: “Bây giờ chẳng biết trồng cây gì, nuôi con gì để đem lại hiệu quả nuôi con chú ơi. Thấy người ta trồng chanh dây có ăn, tôi cũng lao vào trồng. Sau đó, phía bắc không ăn hàng, tôi cũng bị phen thất bát. Những năm trước, đầu nậu thu gom dưa chuyển bán cho Trung Quốc. Thấy người dân làm ăn được, tôi cũng dốc toàn bộ vốn liếng đầu tư, nhưng năm nay được mùa, tư thương lại không “ăn hàng”. Nghe nói phía bắc không nhập hàng, nên chúng tôi cũng đành “bó tay”...
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch UBND xã Diên Bình - cho rằng, người dân trồng dưa hấu hoàn toàn tự phát, không theo quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của xã. Hơn nữa, UBND xã không đủ khả năng dự báo, nắm bắt nhu cầu thị trường phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất của người nông dân. Do đó, người nông dân vẫn còn “tự bơi” trong cơ chế thị trường hiện nay. Chính tôi trồng dưa cũng đã lỗ mất một miếng đất vườn, với giá thời buổi hiện nay là vài trăm triệu đồng! Xem ra vấn đề tam nông “nông nghiệp, nông thôn, nông dân” và liên kết bốn nhà “Nhà nước, nhà nông, doanh nghiệp, nhà khoa học” vẫn là những câu hỏi lớn tiếp tục cần có lời giải.
Người dân “tự bơi”
Hơn chục năm qua, đây là lần đầu tiên thời tiết trên địa bàn tỉnh Kon Tum mưa thuận gió hòa, mưa không dai dẳng như những năm trước, khí hậu bớt khắc nghiệt hơn. Bởi vậy, hàng chục hộ nông dân trồng dưa tại xã Diên Bình, huyện Đăk Tô được mùa. Mỗi hécta cho thu hoạch từ 50-70 tấn dưa. Nhưng được mùa mà người dân không vui. Năm 2011, mỗi kilôgram dưa hấu bán sỉ cho tư thương dao động từ 7.600 - 8.000 đồng. Vậy mà năm nay, hàng chục gia đình trồng dưa hấu lại rớt nước mắt vì dưa ! Hàng trăm tấn dưa hấu chất đầy ven đường, nhiều gia đình nông dân cử cả nhà, từ người lớn đến trẻ em ra ven đường vẫy tay, đón người đi đường để bán lẻ từng quả.
Anh Trương Công Trình (trú tại thôn 1), mướn 2ha đất, cứ đinh ninh rằng năm nay dưa hấu được mùa nên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đem thế chấp ngân hàng vay 50 triệu đồng để đầu tư. Anh than: “So với mọi năm, mỗi hécta dưa cộng với chi phí đầu tư mỗi hécta khoảng 150 triệu đồng. Tưởng như mọi năm, mỗi hécta dưa trừ mọi chi phí còn bỏ túi gần 200 triệu đồng. Song năm nay, dưa trở nên ế ẩm, gọi mãi các đại lý thu gom dưa, nhưng không người nào bắt máy điện thoại. Mỗi tháng phải trả lãi ngân hàng đến 9 triệu đồng, chưa kể số tiền “vay nóng” bên ngoài với lãi suất gần 20% thì mỗi tháng gia đình phải trả trên 10 triệu đồng. Cứ đà này gia đình không biết xoay xở như thế nào ?”.
Còn anh Hoàng Long thì từ bỏ chanh dây, chuyển sang trồng dưa hấu. Chắt góp chút tài sản còn lại của gia đình, vay Ngân hàng Chính sách xã hội 34 triệu đồng quyết tâm đổi đời...; song đến giờ này, với giá dưa quá hẻo đành “thả tay”.
Một quả dưa hấu bằng chiếc bánh bao
Theo tính toán sơ bộ, chỉ riêng địa bàn xã Diên Bình, huyện Đăk Tô có khoảng 100 gia đình canh tác 150ha dưa. Bình quân mỗi hécta khoảng 50 tấn thì toàn xã Diên Bình đang ứ đọng 7.500 tấn dưa hấu. Đấy là chưa kể đến diện tích dưa hấu được trồng tại xã Đăk Rơ Wa, Ia Chim, TP. Kon Tum; xã Sa Bình, huyện Sa Thầy; xã Ngọc Tụ, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô. Hàng ngàn tấn dưa, nhưng người nông dân đang bán lẻ từng quả cho những người đi đường. Gương mặt của chị Nguyễn Thị Bé chai sạm vì nắng gắt hơn 3 tháng gieo trồng, chăm sóc dưa, nay lại queo quắt hơn bởi mười ngày qua phải “đội trời” để bán lẻ từng quả dưa cho người đi đường, nhằm cóp nhặt từng đồng nuôi con. Chị Bé than khổ: “Bây giờ chẳng biết trồng cây gì, nuôi con gì để đem lại hiệu quả nuôi con chú ơi. Thấy người ta trồng chanh dây có ăn, tôi cũng lao vào trồng. Sau đó, phía bắc không ăn hàng, tôi cũng bị phen thất bát. Những năm trước, đầu nậu thu gom dưa chuyển bán cho Trung Quốc. Thấy người dân làm ăn được, tôi cũng dốc toàn bộ vốn liếng đầu tư, nhưng năm nay được mùa, tư thương lại không “ăn hàng”. Nghe nói phía bắc không nhập hàng, nên chúng tôi cũng đành “bó tay”...
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch UBND xã Diên Bình - cho rằng, người dân trồng dưa hấu hoàn toàn tự phát, không theo quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của xã. Hơn nữa, UBND xã không đủ khả năng dự báo, nắm bắt nhu cầu thị trường phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất của người nông dân. Do đó, người nông dân vẫn còn “tự bơi” trong cơ chế thị trường hiện nay. Chính tôi trồng dưa cũng đã lỗ mất một miếng đất vườn, với giá thời buổi hiện nay là vài trăm triệu đồng! Xem ra vấn đề tam nông “nông nghiệp, nông thôn, nông dân” và liên kết bốn nhà “Nhà nước, nhà nông, doanh nghiệp, nhà khoa học” vẫn là những câu hỏi lớn tiếp tục cần có lời giải.
Minh Toàn (Báo Lao Động)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.